Hiển thị các bài đăng có nhãn Cãi vã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cãi vã. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

“Tao chả hiểu được cái tiếng địa phương của nó, sau này có con nó mang cái tiếng ấy ra dạy cháu tao thì sao?...”
Vẫn biết mẹ chồng không ưa mình từ ngày hai đứa yêu nhau, nhưng Lan và Phong vẫn quyết tâm lấy nhau bởi hi vọng mẹ anh sẽ thay đổi định kiến. Bà Thoa mẹ anh rất không ưa những người ngoại tỉnh, nhất là lại người miền Trung như Lan. Bà kêu nhà cửa xa xôi, đi lại vất vả mà nếp sinh hoạt, phong tục khác nhau. Một lần đi qua phòng bà Thoa, Lan đã nghe thấy bà cằn nhằn với Phong: “Tao chả hiểu được cái tiếng địa phương của nó, sau này có con nó mang cái tiếng ấy ra dạy cháu tao thì sao?”. Lan chạy thẳng về phòng, không kìm được nước mắt vì tủi thân. Tiếng miền Trung biết là vẫn nặng và không nghe quen thì hơi khó nhưng Lan vẫn luôn tự hào về tiếng nói của mình, đó là quê hương và một phần máu thịt của cô.
Mỗi lần về quê chơi, mẹ cô gửi bao nhiêu đặc sản ra biếu thông gia như tương bần, lươn sấy khô, kẹo cu đơ. Hí hửng mang về khoe mẹ chồng thì bà Thoa đánh toẹt một câu: “Chị bọc kỹ vào, tôi không chịu được mấy mùi này, mà chị đừng cho vào tủ lạnh kẻo ám mùi sang thức ăn cả nhà”. Không dám cự cãi mặc dù thấy bất công cho tấm lòng của bố mẹ mình gửi quà ra biếu nhà thông gia. Cô thấy buồn nản mà không dám buông một lời trách cứ. Nghĩ về cuộc sống phía trước ở nhà chồng mà Lan không kìm được tiếng thở dài.
Hoa cũng thở ngắn than dài về việc mẹ chồng cô chê con dâu ngoại tỉnh. Mỗi lần hai vợ chồng cô xin phép về Thanh Hóa có việc là bà Hồng lại ra chiều xót xa con trai: “Công việc cần thiết thì hãy về, mà chị về một mình được thì nên tranh thủ, chứ thằng Thanh nó có đi được ô tô đâu, đi về lại nằm ra đấy, mà sao lắm việc thế, tháng nào cũng có việc”. Hoa cứ vâng dạ thôi chứ kiểu gì cũng phải lôi Thanh đi cùng, thăm hỏi bố mẹ vợ là trách nhiệm của anh, hơn nữa đây là việc quan trọng của gia đình chứ cô đâu có tự quyết định được.

Thời gian đầu về làm dâu, Hoa nhớ lại mà nước mắt còn giàn giụa. Bà Hồng vốn không ưa gì Hoa nên khi về bà đã đe ngay: “Tôi với chị ở cách nhau cả 200 cây số, ăn uống cũng khác, sinh hoạt cũng khác, khi đã lựa chọn sống ở đây tốt nhất cô nên bỏ cái kiểu quê mùa nhà chị đi”. Ngồi chết trân trên ghế, Hoa không nói được lời nào trước những câu nói như xúc phạm của bà Hồng. Thanh cũng ái ngại thay cho vợ nhưng cũng không dám góp ý với mẹ. Hoa nấu cơm thì bà chê dân tỉnh lẻ nấu ăn gì cũng mặn chát đến muối ruột.
Một hôm Thanh gọi điện về bảo không ăn cơm, Hoa thổi ít gạo một chút, sợ cơm thừa bỏ đi thì phí. Thế nào mà đến đúng bữa cơm chàng lại lò dò về ăn. Cơm thiếu, bà Hồng lại được dịp đay nghiến: “Chị tiết kiệm 1 bát gạo thì có giàu lên được không, cái tính ở đâu bủn xỉn vụn vặt”. Miếng cơm chết nghẹn ở cổ dù chồng cô đã đỡ lời: “Kìa mẹ, là do con nói không ăn cơm rồi lại về đấy chứ”.
Làm dâu đã không phải điều dễ dàng nhất là lại làm dâu xứ người. Rất nhiều người phụ nữ đã chịu thiệt thòi ấm ức bởi quan niệm “ngoại tỉnh” của không ít mẹ chồng hiện nay.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013


Gã bức bối, phóng xe lang thang trên phố chán rồi tạt vào nhà sách. Khi vừa lựa được một cuốn, gã thò tay kéo nó từ trên kệ sách thì bên kia, một bàn tay kéo ngược trở lại...
Mẹ gã đi chùa về dúi vào tay gã 3 món đồ, bà đủng đỉnh: “Từ túi quần lên đến ngực, đồng hồ thì đeo ở tay, lá bùa bình an để ở túi áo trên, chuỗi tràng hạt túi quần. Tất cả nằm bên trái. Thầy phán rồi, có vậy mới ăn nên làm ra và lấy được vợ hiền...”. Gã cười lớn: “Ôi mẹ ơi, mẹ thành cuồng tín mất rồi. Làm gì có chuyện mấy cái thứ này mà giúp con giàu, rồi lại còn lấy được vợ hiền nữa... Thời buổi này có bói cũng không ra một cô ả hơi hơi nhu mì chứ đừng nói gì là hiền đảm”. Nói rồi, gã dúi lại mấy món đồ trả lại cho mẹ. Mẹ gã trừng mắt: “Anh còn định đến bao giờ, định không để cho tôi có cháu bồng phải không. Nếu không muốn tôi bực mình thì làm đúng theo lời tôi...”. Không muốn cự cãi qua lại với mẹ, gã đành răm rắp làm theo lời mẹ.
Mẹ gã không yên tâm, mỗi sáng trước khi gã đi làm, bà đứng trước cửa điệu bộ hệt như một an ninh ở sân bay khám xét gã. Sau khi kiểm tra trên người gã có đầy đủ ba món đồ, để đúng ở những vị trí mà bà đã dặn dò gã cẩn thận thì bà mới yên tâm để gã rời khỏi nhà. Chiều về, gã lại phải đứng trước cửa để mẹ kiểm tra thêm một lần nữa... Cứ vậy suốt mấy tháng trời, để tạo cho gã thói quen coi những món đồ đó như vật bất ly thân, mẹ gã mới chịu tạm thời để cho gã yên thân. Thi thoảng bà vẫn đưa anh mắt xét nét nhìn gã để nhìn thấy gã cười méo mó trình diện: “Đầy đủ hết rồi đây ạ!”.
 
Đến một ngày, gã lờ mờ nhận thấy có vẻ kể từ lúc mang bên mình mấy món “bùa” mà mẹ gã đưa cho, công việc của gã êm xuôi và phát triển thật, mọi việc cứ lên đều đều như diều gặp gió. Ngẫm đi ngẫm lại cũng không mất gì, gã từ ép buộc chuyển sang vui vẻ tự nguyện thực thi “nhiệm vụ” cao cả mà mẹ gã giao và biết đâu đó đến một ngày, gã lại tìm được cho mình đúng một cô vợ hiền lành, ngoan ngoãn ở bên cạnh gã. Gã hy vọng, chỉ hy vọng thôi những cũng khiến gã rất vui. Dù sao với những thứ mà gã cho là cuồng tín và vô vị đó giờ đã mang lại cho gã ít nhất là sự thoải mái và thanh thản trong lòng.
Mẹ gã nóng ruột, chờ mãi vẫn không thấy bóng “dâu hiền” đâu thì nhắc nhở gã: “Anh làm ơn dứt bớt công việc, đi giao du, tìm hiểu các cô cho tôi nhờ. Cứ lù đù như chuột chù quanh nhà thế này thì muôn đời một mình rồi chết ế thôi anh ạ!”. Gã méo xẹo mặt, nào phải gã không muốn có ai đó ôm ấp, tay trong tay hẹn hò mỗi tối thứ bảy, nào phải gã kén chọn... Gã cũng nhanh mồm, nhanh miệng trông không đến nỗi tệ nhưng vài lần vừa quen được một cô nào đó ưng mắt, dẫn về cho mẹ “duyệt” thì gã toàn nhận được những cái lắc đầu ngao ngán của bà. Bà đưa ra đủ các lý do để phản đối: “Gò má cao, sát chồng”, “Tuổi hổ, chả đỡ đần được gì rồi lại ‘vồ’ chết chồng thôi”... Nhà có độc một mẹ một con, sau lần cố gắng bảo vệ tình yêu bất thành, gã cũng không muốn giữa hai mẹ con, một người khốn khổ vì “con bất hiếu không nghe lời”, một kẻ ôm đau thương, sầu muộn vì phải bỏ ngang cuộc tình.
 
Gã quyết ở vậy, làm về chui vào phòng đóng cửa nằm đọc sách, không hẹn hò quán xá, không mai mối, xem mặt. Mẹ gã ban đầu thấy gã ngoan ngoãn chịu từ bỏ “ả gái mà nó yêu” vì mình thì thấy làm vui mừng lắm. Nhưng rồi khi bà nhận ra cái bộ dạng cao ráo, bảnh bao của gã đang độ yêu đương, tán tỉnh mà lại cứ luẩn quẩn bên bà thì bà bắt đầu sốt ruột. Bà dấm dúi cho gã vài đám nhưng đám nào gã cũng lắc đầu ngán ngẩm hoặc gặp nhau được vài lần, cô nàng kia tự động rút lui vì lý do: một mẹ, một con sau này việc to việc lớn không thể đảm đương nổi. Gã chán, coi như số ế vợ nên ngoài những hôm tụ tập cafe với mấy gã bạn đã có vợ nghe chúng cao trào tâng bốc niềm vui sướng, gã đành chịu ngồi bó gối trong phòng, nghiền ngẫm hết cuốn sách này đến cuốn sách khác...
Cuối tuần, gã đi ra đi vào đụng mẹ chan chát, mẹ gã lại ca điệp khúc “lấy vợ cho tôi nhờ” khiến gã bức bối, gã phóng xe máy lang thang chán trên phố rồi tạt vào nhà sách. Khi vừa lựa được một cuốn, gã thò tay kéo nó từ trên kệ sách thì bên kia, một bàn tay kéo ngược trở lại. Gã ngước mắt nhìn qua kệ sách, một “con bé”. Thói thường, gã đã chán phụ nữ, đặc biệt là gái chưa chồng nên gã không có ý nhường nhịn, gã mạnh tay giằng lấy cuốn sách. Cô gái đó hơi bất ngờ nhưng rồi cũng nhanh chóng lấy lại được vẻ “đanh đá”. Cô trừng mắt nhìn gã: “Đồ bất lịch sự, anh không hiểu thế nào là nhường nhịn phụ nữ à...?”. Gã nghênh nghênh: “Không biết”. Cô gái đỏ lựng mặt, quay lưng bỏ đi, gã đắc chí cầm cuốn sách ra quầy thanh toán và về nhà.
Vừa vào cửa, mùi thức ăn thơm phức khiến cái dạ dày rỗng tuếch của gã quặn lên, gã toan xộc thẳng vào bếp nhưng rồi tiếng trò chuyện tíu tít của mẹ gã với một ai đó khiến bước chân gã chậm lại rồi rón rén hơn, gã ghé mắt liếc nhìn qua khe hở của cánh cửa sổ phòng bếp. Gã giật mình, “khuôn mặt đanh đá” đó giờ đang vui vẻ, lí lắt nói chuyện với mẹ gã: “Chán quá, cháu qua hiệu sách tìm được cuốn sách hay định mua tặng anh ấy, nhưng bị một gã giành mất...”, gã chột dạ nhìn xuống cái túi đựng cuốn sách mà mình đang xách ở tay. Lần này thì gã bối rối thật, gã đứng chết trân một chỗ. Hình như tim gã đang loạn nhịp khi gặp lại cô nàng đanh đá trong hiệu sách đó...
 
 

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Vợ chồng cãi nhau vì tiền là vấn đề muôn thuở, dù là vợ chồng gia hay vợ chồng trẻ  điều này cũng không thể tránh khỏi.

Vấn đề chi tiêu và quản lý trong gia đình là rất quan trọng thường thì các bà nội trợ hay có quyền và trách nhiệm trong việc quản lý chi tiêu. Nhưng không phải ai cũng là người phụ nữ đảm đang, đặc biệt là có một số  ông chồng trái tính thì sẽ có muôn vàn kiểu vợ chồng cãi nhau vì tiền.
Design by Hao Tran -