Hiển thị các bài đăng có nhãn ret hai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ret hai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013


Trong nhận thức của những nàng dâu “phố” này họ luôn có thái độ xem thường gia đình nhà chồng. Và mẹ chồng là người phải chịu sự khắc nghiệt của nàng dâu.
Mẹ chồng phải “chiều” theo ý nàng dâu
Thanh cưới chồng không đầy một tuần thì quay trở lại thành phố, quê chồng Thanh ở một huyện cách thành phố Thanh Hóa 14 km, nhà chồng Thanh vốn làm nông nghèo, trước khi cưới Quảng (chồng Thanh) cũng đã bày tỏ rất rõ ràng về hoàn cảnh của mình. Thanh chấp nhận lấy Quảng vì yêu Quảng. Quảng vốn đẹp trai, hiền lành và học cũng giỏi, Quảng đã tự làm thuê và học xong tốt nghiệp trường đại học. Tuy học giỏi nhưng theo nghề sư phạm nên Quảng cũng chưa làm được nhiều tiền để có thể vừa nuôi hai em học đại học vừa sửa sang nhà cửa, sắm sanh nên tới khi cưới vợ nhà cửa cũng không được khang trang.
Thanh là con một của gia đình giàu có, vốn quen sống với phong cách đại gia ngày đầu tiên về làm dâu Thanh chê bai đủ thứ nào là thời đại ngày nay mà vẫn còn phải đun củi, đun rơm để nấu cơm rồi bát đũa sao mà cũ rích, cái chổi quét nàh thì dùng chổi rơm ai mà quét được. Chê bai đủ thứ trong gia đình làm dâu chỉ một tuần nhưng Thanh đã tỏ ra thái độ chỉ đạo đối với mẹ chồng.
 
Sự cáu gắt, buộc mẹ chồng phải làm theo ý mình của nàng dâu (Ảnh minh họa)
 
Mẹ Quảng vốn là nông dân, hiền lành bà cũng nín bụng đi cho qua bà biết tất cả những điều con dâu không bằng lòng nhưng vì hạnh phúc của con cái, bà nghĩ nó có sống ở nhà với mình chỉ giỏi lắm một tuần. Một ngày ba bữa bà lúi húi xuống bếp nấu cơm phục vụ con dâu để con dâu khỏi bẩn tay. Chưa hết hàng ngày đi chợ bà còn phải lựa xem nấu món gì cho con dâu mới ăn để nó khỏi xem thường nhà mình và khỏi khinh con mình nghèo. Thanh chê gia đình nhà chồng nghèo nhưng trong một tuần làm dâu ấy Thanh không lo nổi cho nhà chồng một bữa cơm tuy là cô rất nhiều tiền.
Không hơn Thanh, Liễu một y tá bệnh viện đa khoa Hợp Lực - Thanh Hóa còn tệ hơn. Mẹ chồng mua gì, nói gì không hợp là Liễu cãi lại ngay, thậm chí làm thinh xem như không nghe thấy lời mẹ chồng vừa nói.
Từ khi làm dâu Liễu chưa lo cho gia đình nhà chồng dù chỉ là cái kim sợi chỉ nhưng mỗi lần về quê chồng thì Liễu luôn đòi hỏi đủ điều nào là phải mua thức ăn ngon, tươi, phải có đồ ăn theo sở thích của Liễu, mỗi lần về thăm nhà như vậy Liễu không mua nổi một cân hoa quả về gọi là quà cho bố mẹ mà trái lại mẹ chồng Liễu lại gồng mình lên để chiều theo những sở thích của cô.
Và khi chiều không nổi…
Sơn và Hoa cưới nhau được 2 năm thì Hoa sinh em bé, lúc này bên gia đình Hoa bố mẹ và mọi người đều bận rộn không thể chăm sóc Hoa mỗi ngày. Sơn về quê đón bà nội lên chăm sóc con dâu và cháu mới sinh, bà nội gác lại chuyện đồng áng để lên chăm sóc con dâu và cháu nội. Cách sống, cách sinh hoạt của Hoa là cách sống của người phố xá, cách ăn uống cũng theo cách hiện đại, mẹ chồng Hoa lại là người miền quê quen chặt to kho mặn, cách chăm sóc bà đẻ cũng theo lối truyền thống, Hoa không bằng lòng với cách nấu nướng của mẹ chồng nhưng không tâm sự, không góp ý, không chia sẻ với mẹ nhưng cứ tới bữa ăn thì lại mặt nặng mặt nhẹ và thậm chí không ăn, mẹ có hỏi thì Hoa trả lời trống không là không thích.
Chưa hết vì sợ mẹ chồng bẩn nên Hoa không bao giờ nhờ bà bế cháu, nếu bà có muốn bế thì Hoa cũng không cho.Tuy không phải là người hẹp hòi nhưng mẹ chồng Hoa không thể chịu đựng được thái độ của cô con dâu bà cắp nón ra xe bỏ về dù trong lòng rất thương cháu nội.
 
Khiến cho mẹ chồng phải chấm nước mắt…bỏ về quê (Ảnh minh họa)
Nhiều lần thấy vợ tỏ thái độ đối với mẹ nhưng Sơn không tâm sự cũng như khuyên bảo gì vợ. Tới khi mẹ bỏ về quê Sơn mới nhận ra điều này thì dã quá muộn.
Cũng có nhiều đức ông chồng khi khuyên bảo vợ nhẹ nhàng hơn với mẹ và đối xử với mẹ chồng tốt hơn cho đúng với nghĩa vụ, trách nhiệm của một con dâu trong gia đình thì lại bị các bà vợ quắc mắt lên và nói: “Vậy anh về sống cùng mẹ đi”.
Trái ngược với những nàng dâu phải chịu sự khắc nghiệt của mẹ chồng, thì một số nàng dâu thành phố lấy chồng ở quê lại trở thành “mẹ chồng”. Trong nhận thức của những nàng dâu “phố” này họ luôn có thái độ xem thường gia đình nhà chồng.
Dù là dâu phố hay dâu quê thì người chồng phải biết cách giúp vợ mình sống đúng với nghĩa vụ là con, là dâu trong gia đình.

Tranh thủ thời gian, tất bật mua cá chép, cúng lễ, thả cá… là những hình ảnh rất dễ bắt gặp của người dân thành phố trong ngày 23 tháng Chạp.
Ngay từ sáng sớm, tại nhiều khu chợ Hà Thành, nhiều đường phố đã tấp nập kẻ mua, người bán cá chép.

Gần 7 giờ sáng, chị Ngà đã dậy từ rất sớm để đi chợ, sắm lễ đưa ông Táo về trời. Tay cầm bộ quần áo ông Táo, thêm bịch nilon có con cá chép nhỏ, chị vui vẻ nói: “Hôm nay ngày 23 âm lịch, tôi phải tranh thủ thời gian đi mua sắm, làm cỗ, nên xin phép đến cơ quan muộn một chút. Cũng phải sắm các thứ tươm tất thì đi làm mới yên tâm được. Đến trưa về là chỉ việc làm cơm cúng, rồi đốt vàng, thả cá…”.
 
Mua sắm bộ quần áo Táo công

Đã mua bộ quần áo cúng ông Công, ông táo từ hai ngày trước đó, nên sang ngày 23 chị Linh nhàn tênh vì chỉ phải: “Đi chợ mua cá chép, làm cơm là xong, không phải chen nhau trên phố hàng Mã mua quần áo cúng nữa. Mấy hôm trước, tranh thủ giờ nghỉ trưa tại cơ quan, các chị em rủ nhau đi sắm sửa cho ngày rước ông Táo về trời”.

Bất chấp tiết trời giá rét, chị vẫn xắn ống tay áo, bắt mua ba con cá vàng đẹp, khỏe trong chiếc chậu cá lớn. Mỗi năm, đến ngày này, dù có bận rộn đến mấy chị cũng phải bỏ mặc để làm lễ cúng ông táo đàng hoàng, tươm tất. Xin nghỉ việc buổi sáng tại cơ quan, chị bảo: “Các cụ mình quan niệm phải hóa vàng trước giờ Ngọ, mới  thiêng, nên tôi xin nghỉ luôn buổi sáng để sắm sửa, làm cơm cúng rồi thả cá chép tiễn các Táo về chầu trời. Một năm mới có một lần, mình phải làm cho thật cẩn thận”.
 
Mua cá chép - hình ảnh dễ bắt gặp trong ngày 23 tháng Chạp

Chen nhau trong đám đông vây kín chiếc chậu cá lớn, chị Hạnh tay xách chiếc làn nặng  trịch tươi cười: “Đông người mua quá, ai cũng tranh thủ mua buổi sáng sớm để còn kịp giờ đi làm, thành thử mình đã đứng đợi khá lâu để “len” vào được đám đông mà vẫn chưa được. Thấy mọi người nói, cá chép ở hàng này rất đẹp, có nhiều loại lạ nên ai cũng muốn vào xem thử”.

Đây là năm đầu tiên về làm dâu, cũng là cái tết ông Công, ông Táo đầu tiên cô con dâu trưởng phải chuẩn bị thật chu đáo. Chưa bao giờ đi sắm lễ cúng nên chị Hạnh khá bỡ ngỡ trong việc mua lễ, mua thực phẩm làm cơm cúng. Theo đúng lời mẹ chồng dặn, chị mua một con cá chép to làm  thịt, và ba con cá  vàng nhỏ để thả ngoài hồ.
 
 
Cá phóng sinh được bày bán rất nhiều trong những khu chợ, và bán rong trên đường

Là người đàn ông hiếm hoi đi mua thực phẩm làm lễ cúng, anh Bình cho hay: “Vợ mình đi làm xa, nên dậy là đi làm luôn khỏi muộn giờ. Trước khi đi bà xã cũng đã liệt kê phải mua những thứ gì, mua bao nhiêu… Mình làm gần hơn nên đi chợ thay vợ, đến trưa bà xã lại về sớm để làm cơm cúng”. Khoe đôi cá kỳ lân, anh Bình hỉ hả: “Nhìn chị em tất bật mua bán, mới thấy không khí Tết tràn về thật sự rồi. Khu chợ này cứ đông nghìn nghịt, hàng nào cũng đông đúc, khó mà len vào được để mua. Cũng may, tôi mua đôi cá này lúc sớm, còn có giá rẻ chút, chứ tới giờ này là giá đã tăng cao hơn rồi”.

Ngày 23 tháng Chạp, dễ dàng bắt gặp trên đường phố, trong khu chợ hình ảnh những bà nội trợ  tất bật mua sắm, vội vã trở về nhà cúng lễ… chuẩn bị cho ngày tiễn Táo quân lên chầu trời.

Tay cầm bịch nilon đựng ba con cá chép nhỏ, chị Hòa hồ hởi nói: “Theo tập tục, cứ vào ngày này tôi lại cùng các con đem cá ra ngoài hồ thả và cầu nguyện những mong ước của mình. Lễ phóng sinh  năm nay tôi muốn “nhờ” Táo quân lên “tâu” với Ngọc Hoàng làm sao cho gia đình tôi luôn sống khoẻ mạnh, các con ngoan ngoãn và hạnh phúc”.

Ước nguyện của chị Hòa cũng là mong muốn chung của những người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013


Trong hai ngày cuối tuần, các tỉnh Bắc bộ, trong đó có Hà Nội sẽ có mưa, có nơi mưa rào nhẹ.
 
Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết khoảng giữa tuần tới, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có thể rét đậm.
 
Theo đó, trong hai ngày (11 và 12/12), các tỉnh phía cả phía Tây và phía Đông Bắc bộ cho tới Thanh Hóa đều có mưa nhỏ, có nơi mưa rào nhẹ và dông rải rác.
Sang đến đầu tuần tới, trời vẫn tiếp tục nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió đông nam cấp 2, cấp 3. Đêm và sáng trời rét.
Tuy nhiên giữa tuần tới (khoảng từ ngày 14,17-12), thời tiết các vùng Tây và Đông Bắc bộ sẽ thay đổi. Trời nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác, sau hết mưa. Gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Vùng đồng bằng trung du từ ngày 15 đến ngày 17 có nơi rét đậm.
Trong khi đó, các Tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế,hai ngày cuối tuần và hai ngày đầu tuần tới, đêm và sáng nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió nhẹ. Phía bắc đêm và sáng trời rét.
Những ngày sau đó trời nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác, riêng phía nam có mưa, có nơi mưa vừa và dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2, cấp 3. Trời rét, phía bắc từ ngày 15-17/12 có nơi rét đậm.
Design by Hao Tran -