Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Có những sự thật hiển nhiên tưởng như rất đỗi bình thường xong đôi khi nó lại trở thành những điều khá ngạc nhiên và thú vị.
1. Có tới gần 90% đàn ông độc thân cho biết họ cảm thấy phấn khích nếu được phụ nữ mời đi chơi vì sự tự tin đó khiến phụ nữ quyến rũ.
2. Bộ phận cơ thể kích thích đàn ông nhất là vòng 3.
3. Trang phục của phụ nữ mà đàn ông thấy quyến rũ nhất: Quần soóc thể thao và áo chip thể thao. Thậm chí chùng còn có sức quyến rũ hơn cả quần jean + áo phông, váy đen, chân váy ngắn + áo sexy.
4. Tất cả đàn ông độc thân đều nói rằng nếu vợ ngoại tình, họ muốn cô ấy thú nhận. Tuy nhiên, có 13% trong số họ cho biết họ sẽ giữ bí mật nếu ra ngoài “ăn vụng”.
5. Một nửa đàn ông tiết lộ tư thế ân ái yêu thích nhất của họ là cún con, tiếp theo là phụ nữ nằm trên.
6. Đàn ông rất khó chịu khi phụ nữ thay đổi tâm trạng thất thường hoặc quá kiêu kỳ, hay đòi hỏi (thậm chí, họ còn khó chịu hơn cả khi phụ nữ đeo bán và thiếu quyết đoán).
7. Yếu tố quan trọng nhất mà đàn ông để ý đến khi tìm một người bạn đời là liệu cô ấy có ủng hộ mục tiêu và đánh giá cao anh ấy.

Tranh thủ thời gian, tất bật mua cá chép, cúng lễ, thả cá… là những hình ảnh rất dễ bắt gặp của người dân thành phố trong ngày 23 tháng Chạp.
Ngay từ sáng sớm, tại nhiều khu chợ Hà Thành, nhiều đường phố đã tấp nập kẻ mua, người bán cá chép.

Gần 7 giờ sáng, chị Ngà đã dậy từ rất sớm để đi chợ, sắm lễ đưa ông Táo về trời. Tay cầm bộ quần áo ông Táo, thêm bịch nilon có con cá chép nhỏ, chị vui vẻ nói: “Hôm nay ngày 23 âm lịch, tôi phải tranh thủ thời gian đi mua sắm, làm cỗ, nên xin phép đến cơ quan muộn một chút. Cũng phải sắm các thứ tươm tất thì đi làm mới yên tâm được. Đến trưa về là chỉ việc làm cơm cúng, rồi đốt vàng, thả cá…”.
 
Mua sắm bộ quần áo Táo công

Đã mua bộ quần áo cúng ông Công, ông táo từ hai ngày trước đó, nên sang ngày 23 chị Linh nhàn tênh vì chỉ phải: “Đi chợ mua cá chép, làm cơm là xong, không phải chen nhau trên phố hàng Mã mua quần áo cúng nữa. Mấy hôm trước, tranh thủ giờ nghỉ trưa tại cơ quan, các chị em rủ nhau đi sắm sửa cho ngày rước ông Táo về trời”.

Bất chấp tiết trời giá rét, chị vẫn xắn ống tay áo, bắt mua ba con cá vàng đẹp, khỏe trong chiếc chậu cá lớn. Mỗi năm, đến ngày này, dù có bận rộn đến mấy chị cũng phải bỏ mặc để làm lễ cúng ông táo đàng hoàng, tươm tất. Xin nghỉ việc buổi sáng tại cơ quan, chị bảo: “Các cụ mình quan niệm phải hóa vàng trước giờ Ngọ, mới  thiêng, nên tôi xin nghỉ luôn buổi sáng để sắm sửa, làm cơm cúng rồi thả cá chép tiễn các Táo về chầu trời. Một năm mới có một lần, mình phải làm cho thật cẩn thận”.
 
Mua cá chép - hình ảnh dễ bắt gặp trong ngày 23 tháng Chạp

Chen nhau trong đám đông vây kín chiếc chậu cá lớn, chị Hạnh tay xách chiếc làn nặng  trịch tươi cười: “Đông người mua quá, ai cũng tranh thủ mua buổi sáng sớm để còn kịp giờ đi làm, thành thử mình đã đứng đợi khá lâu để “len” vào được đám đông mà vẫn chưa được. Thấy mọi người nói, cá chép ở hàng này rất đẹp, có nhiều loại lạ nên ai cũng muốn vào xem thử”.

Đây là năm đầu tiên về làm dâu, cũng là cái tết ông Công, ông Táo đầu tiên cô con dâu trưởng phải chuẩn bị thật chu đáo. Chưa bao giờ đi sắm lễ cúng nên chị Hạnh khá bỡ ngỡ trong việc mua lễ, mua thực phẩm làm cơm cúng. Theo đúng lời mẹ chồng dặn, chị mua một con cá chép to làm  thịt, và ba con cá  vàng nhỏ để thả ngoài hồ.
 
 
Cá phóng sinh được bày bán rất nhiều trong những khu chợ, và bán rong trên đường

Là người đàn ông hiếm hoi đi mua thực phẩm làm lễ cúng, anh Bình cho hay: “Vợ mình đi làm xa, nên dậy là đi làm luôn khỏi muộn giờ. Trước khi đi bà xã cũng đã liệt kê phải mua những thứ gì, mua bao nhiêu… Mình làm gần hơn nên đi chợ thay vợ, đến trưa bà xã lại về sớm để làm cơm cúng”. Khoe đôi cá kỳ lân, anh Bình hỉ hả: “Nhìn chị em tất bật mua bán, mới thấy không khí Tết tràn về thật sự rồi. Khu chợ này cứ đông nghìn nghịt, hàng nào cũng đông đúc, khó mà len vào được để mua. Cũng may, tôi mua đôi cá này lúc sớm, còn có giá rẻ chút, chứ tới giờ này là giá đã tăng cao hơn rồi”.

Ngày 23 tháng Chạp, dễ dàng bắt gặp trên đường phố, trong khu chợ hình ảnh những bà nội trợ  tất bật mua sắm, vội vã trở về nhà cúng lễ… chuẩn bị cho ngày tiễn Táo quân lên chầu trời.

Tay cầm bịch nilon đựng ba con cá chép nhỏ, chị Hòa hồ hởi nói: “Theo tập tục, cứ vào ngày này tôi lại cùng các con đem cá ra ngoài hồ thả và cầu nguyện những mong ước của mình. Lễ phóng sinh  năm nay tôi muốn “nhờ” Táo quân lên “tâu” với Ngọc Hoàng làm sao cho gia đình tôi luôn sống khoẻ mạnh, các con ngoan ngoãn và hạnh phúc”.

Ước nguyện của chị Hòa cũng là mong muốn chung của những người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Nhiều gia đình thi nhau mua quạt, đèn sưởi ấm. Đặc biệt là mấy ngày gần đây, khi tiết trời Hà Nội nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Đợt rét dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, với hai đợt không khí lạnh tăng cường, gây rét đậm rét hại, khiến nhiều người đổ xô đi mua đồ chống rét.

Dạo một vòng quanh các cửa hàng bán đồ sưởi ấm như Nguyễn Lương Bằng, Kim Liên… đều có thể nhận thấy dòng người đổ xô đi mua đồ, bất chấp thời tiết giá lạnh và giá cả đã tăng tới mức chóng mặt.

Anh Hòa (Tây Sơn, Hà Nội) len vào dòng người đang đứng chật tại cửa hàng bán đồ sưởi trên phố Nguyễn Lương Bằng cho hay: “Nhà tôi ở cùng hai cụ, lại có thêm cháu nhỏ. Mấy ngày rồi bật điều hòa trong phòng ngủ nhưng ngoài phòng khách, nhà ăn lại không có điều hòa nên lạnh lắm, tôi tính mua cái quạt sưởi về dùng cho ấm”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày này mặt hàng đồ sưởi trên các tuyến phố Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, Phố Huế… đua nhau tăng giá từ 15 đến 20%, mặc dù vậy nhưng lượng khách kéo đến mua vẫn rất đông.

Tại các siêu thị các mặt hàng sưởi ấm như máy sưởi, túi sưởi cũng tấp nập khách tìm mua. Tương tự, các loại gối sưởi, chăn điện, giày, bốt cao những ngày này cũng hút hàng không kém, mặc dù theo giới tiểu thương, mặt bằng giá của nhiều sản phẩm đã tăng tới 20 - 30% so với năm ngoái.
 
Các mặt hàng quạt sưởi đều tăng giá

Theo chị Hồng Nhung, chủ một cửa hàng bán đồ sưởi ấm trên đường Tây Sơn thì những ngày gần đây lượng khách mua đồ sưởi rất đông, cung không đủ cầu vì vậy việc giá tăng lên là điều đương nhiên. Các loại máy sưởi bán chạy nhất là hàng Trung Quốc có giá khoảng 400.000 – 500.000 đồng, các loại túi sưởi có giá từ 100.000 – 30.0000 đồng cũng đắt hàng không kém.

Không chỉ sôi động ở thị trường nổi, các mặt hàng sưởi ấm được rao bán trên mạng cũng được dịp đắt hàng. Lướt qua một số website bán hàng trực tuyến có thể thấy sự đa dạng của các loại vật dụng sưởi ấm này như quạt đứng, quạt treo tường, quạt phun sương tăng độ ẩm không làm khô da, quạt Halogen, túi sưởi, lò sưởi, chăn điện…
 
Áo ấm cũng tăng giá vì trời rét

Theo các chuyên gia tư vấn, sử dụng các sản phẩm sưởi ấm khi trời quá lạnh là việc cần thiết. Tuy nhiên, khi dùng các loại máy ẩm cần phải rất cẩn thận vì dễ gây cháy và cần lưu ý không nên bật quá lâu trong không gian hẹp vì dễ gây khô da, thiếu oxy, nên dùng cùng với máy tạo độ ẩm hoặc để chậu nước trong phòng khi bật máy sưởi.

Đối với trẻ em cần rất cẩn thận kể cả dung túi sưởi, không nên để túi sưởi tiếp xúc trực tiếp với da trẻ em vì da trẻ em khá mỏng rất dễ gây bỏng…

Người dân cũng đổ xô đi mua quần áo ấm. Các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh quần áo ấm khẳng định, lượng bán ra trong hai tuần qua đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp 4 – 5 lần so với năm ngoái. Điểm khác biệt của thị trường quần áo rét Hà Nội năm nay là tuy mới bắt đầu những đợt rét đậm, rét hại đầu mùa, và dự báo còn nhiều đợt rét nữa, nhưng nhiều cửa hàng đã tung ra chiến dịch xả hàng, bán hàng giảm giá. Những loại áo này có giá rất mềm, chỉ từ 150.000 – 200.000 đồng một áo nữ, 200.000 – 250.000 đồng một áo nam. Rất nhiều người đổ xô đi mua, với tâm lý chống chọi qua cái rét.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

“Tao chả hiểu được cái tiếng địa phương của nó, sau này có con nó mang cái tiếng ấy ra dạy cháu tao thì sao?...”
Vẫn biết mẹ chồng không ưa mình từ ngày hai đứa yêu nhau, nhưng Lan và Phong vẫn quyết tâm lấy nhau bởi hi vọng mẹ anh sẽ thay đổi định kiến. Bà Thoa mẹ anh rất không ưa những người ngoại tỉnh, nhất là lại người miền Trung như Lan. Bà kêu nhà cửa xa xôi, đi lại vất vả mà nếp sinh hoạt, phong tục khác nhau. Một lần đi qua phòng bà Thoa, Lan đã nghe thấy bà cằn nhằn với Phong: “Tao chả hiểu được cái tiếng địa phương của nó, sau này có con nó mang cái tiếng ấy ra dạy cháu tao thì sao?”. Lan chạy thẳng về phòng, không kìm được nước mắt vì tủi thân. Tiếng miền Trung biết là vẫn nặng và không nghe quen thì hơi khó nhưng Lan vẫn luôn tự hào về tiếng nói của mình, đó là quê hương và một phần máu thịt của cô.
Mỗi lần về quê chơi, mẹ cô gửi bao nhiêu đặc sản ra biếu thông gia như tương bần, lươn sấy khô, kẹo cu đơ. Hí hửng mang về khoe mẹ chồng thì bà Thoa đánh toẹt một câu: “Chị bọc kỹ vào, tôi không chịu được mấy mùi này, mà chị đừng cho vào tủ lạnh kẻo ám mùi sang thức ăn cả nhà”. Không dám cự cãi mặc dù thấy bất công cho tấm lòng của bố mẹ mình gửi quà ra biếu nhà thông gia. Cô thấy buồn nản mà không dám buông một lời trách cứ. Nghĩ về cuộc sống phía trước ở nhà chồng mà Lan không kìm được tiếng thở dài.
Hoa cũng thở ngắn than dài về việc mẹ chồng cô chê con dâu ngoại tỉnh. Mỗi lần hai vợ chồng cô xin phép về Thanh Hóa có việc là bà Hồng lại ra chiều xót xa con trai: “Công việc cần thiết thì hãy về, mà chị về một mình được thì nên tranh thủ, chứ thằng Thanh nó có đi được ô tô đâu, đi về lại nằm ra đấy, mà sao lắm việc thế, tháng nào cũng có việc”. Hoa cứ vâng dạ thôi chứ kiểu gì cũng phải lôi Thanh đi cùng, thăm hỏi bố mẹ vợ là trách nhiệm của anh, hơn nữa đây là việc quan trọng của gia đình chứ cô đâu có tự quyết định được.

Thời gian đầu về làm dâu, Hoa nhớ lại mà nước mắt còn giàn giụa. Bà Hồng vốn không ưa gì Hoa nên khi về bà đã đe ngay: “Tôi với chị ở cách nhau cả 200 cây số, ăn uống cũng khác, sinh hoạt cũng khác, khi đã lựa chọn sống ở đây tốt nhất cô nên bỏ cái kiểu quê mùa nhà chị đi”. Ngồi chết trân trên ghế, Hoa không nói được lời nào trước những câu nói như xúc phạm của bà Hồng. Thanh cũng ái ngại thay cho vợ nhưng cũng không dám góp ý với mẹ. Hoa nấu cơm thì bà chê dân tỉnh lẻ nấu ăn gì cũng mặn chát đến muối ruột.
Một hôm Thanh gọi điện về bảo không ăn cơm, Hoa thổi ít gạo một chút, sợ cơm thừa bỏ đi thì phí. Thế nào mà đến đúng bữa cơm chàng lại lò dò về ăn. Cơm thiếu, bà Hồng lại được dịp đay nghiến: “Chị tiết kiệm 1 bát gạo thì có giàu lên được không, cái tính ở đâu bủn xỉn vụn vặt”. Miếng cơm chết nghẹn ở cổ dù chồng cô đã đỡ lời: “Kìa mẹ, là do con nói không ăn cơm rồi lại về đấy chứ”.
Làm dâu đã không phải điều dễ dàng nhất là lại làm dâu xứ người. Rất nhiều người phụ nữ đã chịu thiệt thòi ấm ức bởi quan niệm “ngoại tỉnh” của không ít mẹ chồng hiện nay.

“Cũng may Tết chỉ kéo dài có vài ngày, ở quê chồng cũng chừng ấy thời gian, nếu không chắc mình cũng ngất xỉu vì mệt”, Hải – một cô dâu trẻ tâm sự.
Lấy nhau chưa được bao lâu, Tết Tân Mão vừa rồi là cái Tết đầu tiên tại quê chồng, Hải bộn bề những lo nghĩ. Liền hai tuần trước ngày nghỉ, cô cùng chồng, và em gái đi sắm đồ, quà Tết mang về nhà. Lại học thêm cách nấu mấy món ngon để làm cho cả nhà cùng thưởng thức. Bao nhiêu suy nghĩ, dự định về một cái Tết ấm áp của cô dâu mới tan tành khi… ngày nào Hải cũng bù đầu trong bếp, lo nấu nướng, dọn dẹp đến tận khuya.
“Bố chồng mình là con trưởng của dòng họ, đến lượt chồng là cháu đích tôn, nên mấy ngày Tết không ngớt người ra vào, chúc tụng. Trước Tết lo dọn dẹp nhà cửa, sau Tết thì ngày nào cũng cắm mặt từ sớm tới tối trong bếp chỉ để nấu ăn, rửa bát. Chẳng dám đi chơi đâu”, Hải tâm sự.
 
Chỉ riêng chuyện chọn mua quà Tết cũng khiến các nàng dâu phải đau đầu
Cũng chung nỗi niềm của các cô dâu trẻ, Hương bực tức nói:“Cũng vì dâu mới nên mình phải nín nhịn nhiều. Hai cô em chồng lớn bằng đấy, nhưng nấu cơm, rửa bát cái gì cũng đến lượt chị dâu. Cả ngày chỉ ngồi ở nhà, chờ xem có khách đến mời cơm, thì dọn dẹp. Một ngày đã dọn cơm, rửa bát tới 5 lần, đến tối mệt muốn đi nằm nghỉ một chút thì cô em dâu nói bóng gió là tiểu thư, lười biếng, mới làm có chừng ấy mà đã kêu ca”.
Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng khiến Hương phát hoảng khi một mình cô phải “chiến đấu” với hàng chồng bát đũa cao ngất. Nhưng chuyện đó còn chưa “đáng sợ” bằng việc Hương phải nhớ tên, vai vế của họ hàng nhà chồng. Hai vợ chồng phải đi chúc Tết họ hàng, đến nhà nào Dũng cũng phải giới thiệu cẩn thận cho vợ để biết cách xưng hô cho đúng. Nhưng Hương không tài nào nhớ hết cái danh sách dài dằng dặc đó. Không có Dũng nhắc là Hương chịu, nhầm lẫn lung tung hết. Người đúng ra là mợ thì Hương gọi là cô, người phải gọi anh thì Hương kêu bằng chú.
Cú nhầm “ngoạn mục” nhất của Hương là “giáng chức” của một ông trẻ xuống thành anh. “Đúng hôm mùng 2 Tết, trước khi đến cổng, ông xã đã dặn mình là vào nhà ông trẻ. Nhưng khi chồng đang loay hoay dựng xe thì mình nhìn thấy một người chỉ cỡ tuổi như vợ chồng mình ra mở cổng, mình nhanh nhảu tươi cười: “Em chào anh!”. Người đó bỗng nghiêm mặt, vừa lúc chồng mình hớt hải bước đến cất tiếng: “Cháu chào ông trẻ!”. Mình choáng, và còn choáng hơn khi sau đó hai vợ chồng được nghe một bài giáo huấn hết sức nghiêm túc của ông trẻ về việc phải biết tôn ti trật tự của dòng họ”.
 
Nhiều nàng dâu than thở, cái Tết thêm vất vả vì ngày nào cũng phải dọn dẹp, nấu nướng
Từ ngày đi lấy chồng, cứ hễ nghe nhắc đến Tết là Ngọc lại thấy sợ. Chả bù cho ngày còn con gái, cô chỉ thích Tết để được đi chơi, bay nhảy, hoặc được ngủ vùi cả ngày mà chẳng lo lắng bị mẹ gọi ời ời mỗi sáng.
Ngọc là con út nhưng lại về làm dâu trưởng nhà Quang, vốn là một gia đình rất trọng lễ nghi, cầu kỳ, kỹ lưỡng trong mọi nghi thức. Gia đình Quang quê ở Hà Nam, mặc dù đã chuyển lên Hà Nội hơn chục năm nay nhưng năm nào cũng vậy, từ ngày mùng hai, cả nhà lại về quê ăn Tết, đến tận mùng 4, mùng 5, khi chuẩn bị phải đi làm mới quay lên Hà Nội.
Ngọc về làm dâu nhà Quang thì cũng phải theo nếp ấy. Vốn là “tiểu thư” sinh ra tại Hà Nội, Ngọc hầu như chẳng biết gì nhiều đến những nếp sinh hoạt ở nông thôn. Năm đầu tiên thấy Quang thông báo cả nhà sẽ về quê ăn Tết, Ngọc háo hức lắm vì cô tưởng tượng rất nhiều điều thú vị về phong tục ăn Tết ở các vùng quê qua sách báo đã được đọc.
 
Cả mấy ngày Tết, bổn phận của nàng dâu là vùi đầu trong bếp
“Nghĩ là về quê đi chơi, gặp gỡ họ hàng nên mình mang toàn váy về. Nhưng thật sự là ngượng chín mặt khi nó trở nên lạc lõng trước con mắt của họ hàng nhà chồng ở quê. Nhất là đám trẻ con, chúng cứ đi theo mình chỉ trỏ, tò mò như nhìn người ngoài hành tinh: “Ô, cô này mặc trên mùa đông, dưới mùa hè này chúng mày ơi!”, “Mắt xanh mỏ đỏ kìa!””.
Nhưng vẫn chưa khổ bằng bữa ăn cơm. Khi ngồi ăn thì trải chiếu ra giữa nhà, Ngọc lại mặc váy, nên loay hoay mãi không tài nào lựa được cách ngồi cho “kín đáo”. Nhất là lại phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần để lấy cái nọ, cất cái kia nên cô càng khốn khổ. Lúc rửa bát thì phải lựa ngồi tư thế nào cho không hở dưới, hở trên.
“Tết ở quê chồng sao mà khổ! Được mấy ngày nghỉ làm, những tưởng sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm việc căng thẳng, ai ngờ còn vất vả hơn. Cũng may một năm chỉ có mấy ngày, mới nhắc thế mà đã thấy sợ”, Ngọc thở dài nói.

Valentine - ngày của tình yêu, hoa hồng và sự lãng mạn. Tuy nhiên Valentine không phải là màu hồng cho tất cả mọi người. Dưới đây là những lí do có thể khiến bạn không thích ngày lễ này.
1. Những tấm thiệp dành cho ngày Valentine quá nhiều màu hồng, lòe loẹt và bao gồm cả những vần thơ cực “sến”. Nó không hợp với sở thích của bạn…
 
2. Đau đầu trong việc giảm cân: Valentine quá gần với kì nghỉ đón năm mới. Sự thoải mái trong ăn uống và nghỉ ngơi khiến bạn trở nên “đậm đà” hơn. Và thật khó khăn với bạn trong việc trưng diện những chiếc váy gợi cảm trong ngày lễ Tình nhân.
 
 
3. Ngày 15/2: Bạn thấy sợ khi phải trả lời câu hỏi của đám bạn: Chàng đã làm gì, tặng gì trong ngày Valentine?
4. Với những mối quan hệ mới chỉ bắt đầu, ngày Valentine thật khó xử. Mối quan hệ không đủ thân để cùng nhau đi đâu đó, bạn không muốn mua một món quà gì đó quá riêng tư tình cảm cũng không quá đắt. Bạn lại không thể bỏ qua ngày này…Tất cả làm bạn stress…
5. Giá cả của hoa hồng và cũng như các tặng phẩm khác lên cao vùn vụt, gấp năm bảy lần các thời điểm khác trong năm. Nếu tặc lưỡi cho qua bạn sẽ phải “treo niêu” những ngày còn lại của tháng…

Có khá nhiều điều các nàng dâu mới không chú ý, và đôi khi họ thường mắc phải những sai lầm không đáng có. Dưới đây là 9 điều nên biết.
1. Đã chấp nhận cùng nhau chung sống tới trọn đời thì bạn cần phải hiểu rõ về tính cách người bạn đời của mình. Cho dù anh ấy có điều gì chưa phải hoặc chưa làm bạn hài lòng thì cũng chớ nên dùng nhưng lời lẽ làm tổn thương nhau. Đặc biệt là tránh tình trang đem người chồng của bạn mình hoặc những người đàn ông khác ra so sánh với chồng mình. Đối với đàn ông mà nói thì những điều này thật sự là một điều xúc phạm. Bạn nên nhớ, nhưng vết thương trên cơ thể thì có thể lành lại mau chóng nhưng những vết thương tinh thần thì khó lòng lành lại hoặc nếu có lành thì n
ó cũng mãi để lại một ấn tượng không tốt trong tâm hồn của nhau.
2. Không nhất thiết phải ngày nào cũng hỏi chồng rằng “anh có yêu em không?”. Giờ bạn đã là vợ anh ấy, tất nhiên không phải là không nên hỏi nhưng bạn nên biết cần phải hỏi vào thời điểm nào và không cần hỏi vào thời điểm nào. Tình yêu là sự thể hiện bằng hành động chứ không phải sự thể hiện bằng lời nói. Hạnh phúc hôn nhân nằm trong tầm tay của bạn, hãy biết nắm giữ nó.
3. Phụ nữ bao giờ cũng mong muốn nhận được sự quan tâm của chồng. Chính vì thế mà họ thường mong muốn các đức lang quân phải biết chú ý tới việc hôm nay họ mặc gì, sắc mặt và tâm trạng ra sao? Thế nhưng các đức ông chồng thường đã phải chịu rất nhiều áp lực công việc. Về tới nhà, họ thường chỉ muốn được nghỉ ngơi và đương nhiên là có những sơ suất khi không chú ý tới sắc mặt của bạn. Nhưng điều đó không phải là họ không yêu bạn, bạn không thể mong muốn người chồng của mình phải thập toàn thập mĩ được vì đơn giản, anh ấy cũng là con người bình thường. Đừng vì những chuyện nhỏ thế này mà làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng. Nếu bạn không nhận ra điều này thì có thể một ngày nào đó người chồng của bạn cảm thấy chán nản và không muốn trở về căn nhà này nữa.
4. Đàn ông thường coi trọng sĩ diện và đối với họ, việc giữ thể hiện trước mặt người khác là vô cùng quan trọng. Cho dù anh ấy có yêu bạn bao nhiêu, có sợ bạn như thế nào thì trước mặt người ngoài, bạn cũng hãy khôn khéo để giữ thể diện cho chồng mình. Tránh việc lôi chồng ra làm trò đùa hay chế nhạo chồng trước mặt người khác.
 
Để hôn nhân hạnh phúc là cả một nghệ thuật!
5. Có những người đàn ông thường thích nói quá sự thật vì họ cảm thấy rằng việc này làm cho họ cảm thấy tự tin hơn. Tuy nhiên, những lời nói khoác này thường không qua mặt được các cô vợ thông minh. Bạn cũng không nhất thiết phải lật tẩy sự thật trước mặt chàng nếu như việc đó không gây tổn hại tới ai. Trừ phi sự việc quá nghiêm trọng. Bạn cũng có thể khéo léo giúp chồng thẳng thắn bày tỏ mọi quan điểm của mình, đó cũng là cách giúp chàng tự tin hơn.
6. Yêu cái đẹp là bản tính của đàn ông. Khi đi ngoài đường, nhìn thấy những người con gái đẹp thì việc đàn ông quay lại nhìn là chuyện hết sức bình thường. Bạn cũng không nên chỉ vì thế mà vội cho rằng chàng háo sắc và không yêu bạn. Và cũng đừng vì thế mà vội ghen tuông.
7. Đa số đàn ông  nhìn bề ngoài thì mạnh mẽ nhưng trong lòng họ cũng có những phút yếu lòng. Chính vì vậy mà khi trở về nhà, họ nóng lòng muốn nghe những giọng nói và cử chỉ dịu dàng chứ không phải là thái độ khó chịu hay cằn nhằn của bạn.
 
8. Phụ nữ trong cuộc sống hiện đại bao giờ cũng muốn tìm cho mình một vị trí trong xã hội. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng, với người phụ nữ thì bổn phận làm vợ mới là điều quan trọng. Bạn không nên chỉ biết tới công việc mà bỏ bê cuộc sống gia đình vì xét cho cùng thì việc kiếm ra nhiều tiền chẳng phải là giúp đời sống hôn nhân bớt nặng nề hơn sao.
9. Hãy coi cha mẹ chồng như chính cha mẹ đẻ của mình. Nhiều nàng dâu thường xảy ra bất hòa với mẹ chồng. Bạn hãy khéo léo dung hòa mọi thứ bởi các bà mẹ thường yêu thương con cái. Nếu bạn cố gắng quan tâm tới mẹ chồng thì một ngày nào đó bạn sẽ nhận lại được sự quan tâm của mẹ chồng.


Để rõ ràng tang chứng vật chứng, Mai lục tìm tin nhắn chồng gửi đi cho số máy kia thì trước mắt cô, màn hình điện thoại hiện lên dòng chữ: “Em ve roi a? Co qua cho anh khong?”.
Vừa bước từ phòng tắm ra, Vũ hốt hoảng không hiểu vì cớ sự gì mà vợ mình mới hai mươi phút trước đây thôi còn yêu, còn nựng chồng trước khi đi công tác bỗng dưng giờ lại giở chứng nổi cơn tam bành, bừng bừng sát khí nhìn mình soi mói từ đầu đến chân. Rồi Mai hất tung bộ cốc chén xuống đất vỡ tan tành. Rồi gối, sách, điện thoại… cứ thế bay vèo vèo lại phía mình. Vừa ném đồ đạc về phía chồng, Mai vừa tức tưởi khóc, vừa mắng chồng là đồ lăng nhăng, giả dối, đồ thế nọ, đồ thế kia, vợ chưa đi mà đã hẹn… gái đến nhà.
Không hiểu đầu đuôi thế nào, lại nghe vợ nhắc tới từ “hẹn gái” Vũ bắt đầu cáu nhặng trở lại với sự vô lí của vợ mình: “Cô điên à? Gái nào?! Cô có thôi ngay cái trò ghen bóng ghen gió vô lí đó đi không!”. Dường như cơn giận ngược trở lại của Vũ không làm dịu đi sự hoảng loạn, nghi ngờ trong Mai, được thể cô càng lồng lộn hơn: “Anh còn chối à? Chứng cứ rành rành đây anh còn chối à? Anh hẹn với con nào? Anh khai ra mau! Lần này tôi tuyệt đối không bỏ qua cho anh nữa”. Nói rồi, cô quăng chiếc điện thoại của Vũ đang mở sẵn thư mục tin nhắn đến về phía anh.
 
Hóa ra trong lúc Vũ vào phòng tắm, Mai lấy điện thoại của chồng gọi về nhà nội để “gửi gắm” chồng trong mấy ngày cô đi công tác nước ngoài. Gọi điện xong, cô thấy một tin nhắn đến, tò mò vì chồng rất ít khi nhắn tin, nên cô mở ra xem thì thấy nội dung tin nhắn là: “Em co qua cho anh!”. Đọc đến đây là máu trong người Mai bắt đầu sôi sục, cô không ngờ anh chồng mới cưới chưa được bao lâu của mình lại có máu gái gú như thế. Vợ vừa thông báo đi công tác nước ngoài là đã vội hẹn gái đến nhà.
Để rõ ràng tang chứng vật chứng, Mai lục tìm tin nhắn mà chồng gửi đi cho số máy kia thì trước mắt cô, dòng chữ: “Em ve roi a? Co qua cho anh khong?”, cô như rụng rời tay chân. Thế này thì còn chối cãi thế nào nữa, tin nhắn của chồng gửi đi cho ả kia đã rành rành… và thế là ba máu, sáu cơn nổi lên. Không để cho Vũ giải thích, Mai từ gào thét chuyển sang đập phá đồ đạc bắt Vũ khai ra “ả kia” mà thực sự đó chỉ là một cô đồng nghiệp vừa công tác miền Nam về, Vũ trêu đùa đòi quà khi cô nhắn tin xin phép nghỉ làm thêm một ngày do chuyến công tác dài quá mệt.
Giải thích mãi với vợ không xong vì có nói gì thì Mai vẫn khóc tu tu cho rằng Vũ chỉ giỏi chống chế, chứng cứ rành rành thế kia, không thể nào đơn thuần chỉ là tin nhắn giữa đồng nghiệp trừ khi Vũ dẫn Mai đến nhà “ả kia” để ba mặt một lời…
Từ ngày lấy nhau đến nay mới được gần nửa năm, không biết bao lần Mai khiến Vũ phát chán vì cái tật ghen bóng ghen gió của cô. Đang đi ngoài đường, gặp người quen là phụ nữ, Vũ mà tươi cười chào và hồ hởi chuyện trò là thể nào cũng nhận được cái liếc xéo của Mai và về đến nhà là y như rằng Mai sẽ tìm cách căn vặn, tra hỏi gốc gác, lí lịch của “cô kia – cô ta”. Nếu người phụ nữ đó trông hình thức bình thường thì kiểu ghen có phần “nhẹ nhàng” còn nếu người phụ nữ anh nói chuyện có hình thức ưa nhìn, xinh đẹp thì bằng mọi cách từ khóc lóc, đay nghiến, Mai chuyển sang đập phá đồ đạc để buộc Vũ phải khai ra bằng được…
 
Có lần tra khảo mãi Vũ không được kết quả gì, cô lấy kéo cắt nham nhở mái tóc của mình để… trả thù Vũ. Nhiều hôm, quá nản với vợ, anh bỏ mặc Mai thích khóc, thích đập làm gì thì làm còn mình về nhà bố mẹ ngủ qua đêm cho rảnh.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Điều gì ở phái đẹp khiến cánh đàn ông mê mẩn? Các chuyên gia sẽ hé lộ cho bạn biết.
1. Váy
Nếu bạn yêu cầu một người đàn ông chọn ra chiếc váy sexy nhất trong vài loại váy áo phụ nữ, anh ấy sẽ có xu hướng chọn chiếc “thiếu vải” nhất.
Thoạt tiên, có vẻ đàn ông đúng. Nhưng cùng một chiếc váy, mỗi phụ nữ mặc vào sẽ mang những dáng vẻ khác nhau. Bởi thế, chiếc váy kiêu sa đẹp đẽ trên người cô này chưa chắc đã mang lại hiệu quả tương tự nếu khoác lên thân thể cô khác.
 


Bạn muốn bí quyết “túm” được trái tim chàng? Hãy chọn chiếc váy làm nổi bật được những phần đẹp nhất trên cơ thể - những ưu điểm của bạn. Đó có thể là chiếc cổ cao trắng ngần, làn da lưng mịn màng hay cặp đùi thon dài. Hãy chọn kiểu váy được thiết kế không chỉ vừa vặn mà còn giúp bạn trưng ra những ưu điểm.
2. Nội y
Khoa học đã chứng minh đàn ông
yêu bằng mắt, và một cách để thu hút ánh mắt họ chính là dùng đến nội y.
 
 
Nói đến nội y của phụ nữ, đàn ông chẳng chê nổi điểm nào. Bởi thế bạn có rất nhiều lựa chọn. Đó có thể là cả bộ áo ngực, quần nhỏ “ton sur ton” hoặc váy lụa/voan mỏng, váy ngắn chất liệu cotton… Nội y cũng không cần thiết là loại đắt tiền, song nhất định phải gợi cảm.
3. Phong thái tự tin
“Điều gợi cảm nhất một người đàn ông/phụ nữ cảm nhận được ở phái kia chính là phong thái tự tin” - nhận định của Shelly Hagen, tác giả cuốn “Mọi điều về ngôn ngữ cơ thể”. Và sự tự tin này không phụ thuộc vẻ đẹp hay hình dáng bề ngoài.
 

Bạn đi ngang qua một cô gái với hình thức rất trung bình trong bữa tiệc, nhưng cánh đàn ông lại đang vây quanh cô ấy. Bởi cô ấy rất hòa đồng. Cô ấy đứng thẳng, mỉm cười, đôi khi cười phá lên, biết giao tiếp bằng ánh mắt khi trò chuyện.
“Cô ấy chẳng hề làm gì phi thường hay khác thường cả, cô ấy chỉ cho mọi người xung quanh thấy mình thực sự hứng thú với câu chuyện đang diễn ra và rất chào đón mọi người bước vào thế giới của cô ấy” - Hagen giải thích.
4. Tóc
Mái tóc người phụ nữ là một trong những tài sản nữ tính nhất, quyến rũ nhất. Chẳng quan trọng nếu bạn để tóc thẳng hay xoăn nhẹ, chỉn chu, tinh tế hay phóng khoáng, lộn xộn, đàn ông vẫn yêu mái tóc ấy, miễn là nó… sạch và dài.
 

April Masini, tác giả cuốn“Suy nghĩ và hò hẹn như một người đàn ông” còn nhận định rằng: “Về mặt xã hội mà nói, mái tóc giống như một dấu hiệu cho người đàn ông biết bạn là người như thế nào”.
Mái tóc dài sạch bóng sẽ kể cho cả thế giới biết rằng bạn là một phụ nữ nhạy cảm, rằng bạn chăm sóc tóc mình chính bởi sự gợi cảm và tinh tế cực kỳ có ý nghĩa với bạn.
5. Giày cao gót
Đàn ông bị cuốn hút bởi những đôi giày cao gót là sự thật không thể chối cãi. Nhưng sự cuốn hút ấy đến từ chính dáng vẻ người phụ nữ chứ không hẳn từ bản thân mỗi đôi giày.
 

Khi mang giày cao gót, cơ thể phụ nữ sẽ hướng về phía trước, hông được nâng lên đến 25%, lưng thẳng, ngực “tấn công” thu hút sự chú ý, cẳng chân dài và thon hơn, những bước đi cũng gợi cảm hơn nhờ nhịp lắc nhịp nhàng của cặp hông nữ tính.


Chị bước dần từng bước, từng bước khó nhọc. Con đường mà mọi người bình thường chỉ mất chưa đầy năm phút đi qua thì chị phải bỏ ra gần tiếng đồng hồ. Nhìn bước chân của mọi người, bất giác nước mắt chị trào ra “sao ông trời lại bắt tội chị như vậy!”.
Chị mới bước qua tuổi 40 được ít hôm thì cơn bạo bệnh ập tới, khiến toàn thân chị không thể cử động được. Khuôn mặt căng mọng, cân đối bỗng méo xệch, còn giọng nói thì ngọng nghịu như đứa trẻ lên 2. Bác sĩ nói chị mới bị xuất huyết lần đầu nhưng thuộc thể nặng. Hầu như mọi hoạt động của chị đều phải nhờ cậy vào người khác. May mà bộ não của chị chưa bị tổn thương nặng nhưng như thế chị lại càng nhận thấy rõ hơn sự bất hạnh của mình. Nhiều lúc chị tự nhủ, hay là mình chết quách đi cho rảnh nợ đời, đỡ bắt chồng, con phải khổ sở. Thế nhưng nhìn thấy hai đứa con lần nào vào bệnh viện thăm cũng vừa xoa bóp cho mẹ, vừa nói trong nước mắt “mẹ đừng bỏ chúng con mà đi mẹ nhé” lại khiến chị không đành lòng. Và quan trọng, chị vẫn còn rất yêu cuộc sống. Trong đầu chị bắt đầu có kế hoạch trở lại với cuộc sống. Rồi những ngày nằm viện cũng qua đi, chị trở về nhà trên chiếc xe đẩy.
 
Ngay hôm sau, chị đã nhờ chồng đưa mình tới góc công viên- nơi trước đây chị vẫn đi bộ mỗi tối - để tập đi. Những bước đi đầu tiên cực hình. Cảm giác tê buốt chạy khắp toàn thân. Có chồng giúp từng bước mà chưa đầy 10 mét, cả người chị gần như đổ gục xuống. Những người đi bộ ngang qua, họ không nhìn thẳng nhưng chị biết đó là những ánh mắt đầy ái ngại và thương hại. Nước mắt lại dàn dụa chảy. Ý nghĩ buông xuôi lại quay trở lại. Nhưng chồng chị mỗi sáng đều thức chị dậy, đẩy xe đưa chị ra chỗ tập. “Muốn người ta không thương hại thì mình phải tự đứng lên thôi. Mà em cũng đừng nghĩ rằng người ta đang coi thường mình”. Anh cùng chị tập luyện đều đặn. Sự có mặt của chị ở góc công viên giờ đã quen thuộc với những người tập thể thao nơi đây.
Chị bắt đầu bước được những bước đầu tiên không cần dựa vào chồng hay chiếc xe đẩy. Thế nhưng, một giờ đồng hồ cho hơn trăm mét, nhiều buổi chị cũng thấy nản. Một lần, khi chị đang lê từng bước chậm chạp thì một chị có tuổi bước tới. “Chị đi khá lên nhiều lắm. Thật tuyệt. Chị cố gắng lên nhé. Ở chỗ tụi này có một chị còn nặng hơn chị nhiều, vậy mà giờ đã có thể khiêu vũ rồi đấy. Tụi này đợi chị đấy nhé!”. Chị vui hẳn và những bước chân tự nhiên mạnh mẽ hơn, vững chắc và nhanh nhẹn hơn. Những ngày sau, chị luôn gặp lại người phụ nữ đó. Lúc nào chị ta cũng cười vui vẻ cổ vũ. Có lần chị ta còn nói nhỏ vào tai chị: “Đằng sau bóng tối là ánh sáng đấy” rồi dúi vào tay chị một gói xôi còn nóng hổi. Tự nhiên, cuộc sống lấp lánh sắc màu, thật đáng quý. Chị bỗng thấy mình cần phải cố gắng thêm nhiều nữa để có thể trở lại với cuộc sống, mà nâng niu cuộc sống và lại có thể sống vì gia đình, chồng con và vì mọi người.

Gã nóng mặt, cố kìm mình, nhón gót nhẹ nhàng tiến về phía cửa. Tiếng rên rỉ từ phía phòng ngủ dội vào tai gã nhức nhối. Mắt hằn lên lồng lộn, gã xông vào phòng.
Gã nghĩ ngấm nghĩ ngầm thế nào rồi tức tối hất văng cái bát cơm đang ăn dở vào xó bếp, một tiếng “choang” rất to làm con mèo tam thể đang nằm liếm láp gần đó giật nảy, xù lông và kêu “meo meo” khiếp đảm. Thằng cu con cũng buông bát cơm xuống bàn, không dám ngước lên nhìn bố, nó bắt đầu mếu máo khóc. Gã thất vọng nhìn thằng bé, định bụng mắng mỏ vài câu cho bõ tức nhưng lại kiềm chế được và lầm lũi đi về phòng mình, nằm dài ra giường. Giờ này, vợ gã đang say sưa chè chén với ai…
Gã sinh ra trong gia đình đông con, kinh tế chật vật. Không được ăn học đến nơi đến chốn, gã nối nghiệp bố làm nghề mộc. Cần cù, chịu khó lắm cuối cùng gã cũng mở được một xưởng mộc của riêng mình. Rồi gã lấy vợ. Vợ gã là giáo viên cấp một, không quá xinh đẹp nhưng rất có duyên và ưa nhìn. Có gia đình và một cái xưởng mộc, cuộc đời đang bắt đầu mỉm cười với gã, thì hỡi ôi, thiên hạ bắt đầu đua nhau chuộng dùng nhiều loại vật liệu cũng bền, đẹp lại hợp thời khác ngoài gỗ. Công việc ít dần, thợ thuyền bỏ việc. Gã một mình ôm xưởng mộc, cả ngày gã ra ra vào vào như người mất hồn. Thế rồi trời xui đất khiến thế nào gã nảy ra một sáng kiến, kế hoạch đó mà thành công, gã sẽ độc quyền sửa chữa và đóng mới bàn ghế, các đồ dùng khác của trường học nơi vợ gã đang làm việc. Và vợ gã sẽ đóng vai trò rất to lớn trong mưu đồ của gã. Nghĩ là làm, gã bàn với vợ về kế hoạch. Vừa nghe xong, vợ gã đã lắc đầu quầy quậy. Gã lúc thì nịnh nọt, lúc làm mặt tội nghiệp khiến cuối cùng vợ gã cũng xiêu lòng. Được chồng khởi xướng và thúc giục, vợ gã liền bấm bụng làm liều…
 
Ông hiệu trưởng tuổi ngoài 40 trong khi khí thế vẫn còn đang hừng hực thì bà vợ già đã bắt đầu xuống sắc. Thời trai trẻ ông trót lấy một bà vợ nhiều hơn mình 5 tuổi, lại đẻ cho ông liền 3 cô con gái. Sẵn đang chán nản và bất mãn, gặp cái nhìn đưa đẩy của vợ gã, như “mỡ để miệng mèo”, ông ta lao vào chẳng cần suy tính trước sau, đã sập ngay vào cái bẫy tình giăng sẵn. Gã hết lời khen ngợi và ra sức cưng chiều vợ khi những hợp đồng béo bở cứ lần lượt chui tọt vào cái xưởng mộc của mình. Gã đã không nghi ngại thấy ánh mắt vợ có điều gì khang khác…
Từ ngày cặp với ông hiệu trưởng, cái tủ quần áo của vợ gã cũng bắt đầu đầy lên những váy dài, váy ngắn. Vợ gã tự dưng thấy mình được những hai người đàn ông chiều chuộng thì đâm ra tự mãn. Nhưng mối quan hệ mèo mả gà đồng của vợ gã cũng chẳng dừng lại ở mình ông hiệu trưởng, vợ gã bắt đầu nhen nhóm những mối quan hệ khác. Tất nhiên gã mù mờ chẳng biết. Chỉ có những thay đổi bên ngoài của vợ làm gã chóng mặt. Mỗi hôm một bộ cánh mới, gã nhìn vợ chợt chột dạ thấy mình ngượng ngập khi đứng cạnh. Mỗi khi những suy nghĩ đen tối tìm về nơi cái đầu óc “sáng láng” của gã, gã lại gạt đi, tự nhủ: “Vợ có làm gì, âu cũng là vì mục đích kiếm việc về cho chồng. Miễn thành công là tốt, vợ thích thế nào mình cũng chiều”. Cứ nhìn cánh thợ lúi húi làm cả đống việc, gã lại rất đỗi hài lòng thấy mình chẳng khác nào thiên tài.
Gã chắp tay đi đi lại lại ngắm nghía những chiếc cửa gỗ của các phòng học vừa thay mới hoàn chỉnh, miệng cười mủm mỉm nghĩ đến những con số “0” dài loằng ngoằng trong bản hợp đồng đã ký, bỏ qua số lẻ, cũng đã lên đến hàng chục triệu. Gã rửa tay chân, miệng huýt sáo vang đi xuống phòng hiệu trưởng bàn việc nghiệm thu. Cửa phòng đóng, hiệu trưởng đi vắng. Gã lang thang qua các lớp học để giết thời gian. Giờ này vợ gã đang lên lớp. Gã ngước mắt lên lớp vợ tít trên tầng 3 của tòa nhà, thấy lũ trẻ nô đùa ầm ĩ. Gã phấn chấn sải chân bước những bước dài leo liền hai bậc cầu thang một để lên khoe vợ. Vợ đâu không thấy, lớp đang giờ tự học, không có giáo viên nên ồn ào như một cái chợ. Gã quày quả đi xuống, leo được vài bậc cầu thang, gã chợt giật thót,… chạy vội về nhà.
 
Đập vào mắt gã là đôi giày cao gót của vợ để kế bên một đôi giày da đàn ông. Gã nóng mặt, cố kìm mình, nhón gót nhẹ nhàng tiến về phía cửa. Tiếng rên rỉ từ phía trong phòng ngủ dội vào tai gã nhức nhối. Mắt hằn lên lồng lộn, gã với tay lấy cái ấm pha trà lăm lăm xông vào phòng. Đôi gian phu dâm phụ giật mình, buông vội nhau ra, hốt hoảng khi nhìn thấy gã. Bị sốc đến tột độ, gã không kịp đập cái ấm trà xuống đất thì nó đã tuột khỏi bàn tay run rẩy của gã, tự vỡ. Gã lao vào tóm cổ ông hiệu trưởng thụi cho một quả đấm. Ông ta ngã dúi dụi, vừa đau vừa xấu hổ chạy vội ra ngoài. Gã toan chạy đuổi theo rồi lại dừng lại, gã quay nhìn về phía vợ đau xót. Bàn tay giang ra định hình một cái tát nhưng rồi lại yếu đuối nắm lại, đập thùm thụp xuống nền nhà. Gã khóc vật vã đau đớn như một đứa trẻ. Vợ gã không nói gì, lẳng lặng mặc quần áo rồi đi xuống bếp nấu cơm, bỏ lại gã lăn lộn một mình trong phòng ngủ.
Đầu óc quay cuồng, gã tự vỗ vào đầu thùm thụp. Gã chua chát nghĩ về việc đã dùng vợ để đi bẫy tình đàn ông, để cuối cùng chính vợ gã tự nguyện rơi thẳng vào bẫy.
Thằng cu con đi học về nhào vào ôm cổ bắt bố cõng, làm gã bừng tỉnh. Gã gồng mình, gạt nước mắt. Gã quyết định nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa lại sai lầm của mình, gã nghĩ bụng và quyết định nhanh chóng: “chỉ cần vợ dừng lại và cũng sửa chữa…”. Cõng con vào bếp, gã run rẩy gượng nở một nụ cười méo xệch với nó… Bữa cơm tươm tất đã dọn sẵn trên bàn nhưng không thấy vợ. Gã ngẩn tò te thả thằng bé xuống đất, đưa mắt nhìn ra ngoài, vừa kịp lúc vợ gã leo lên chiếc xe đang nổ máy chờ sẵn. Cô ta mặc một chiếc váy đẹp, giày cao gót và đầu bóp keo xoăn tít. Thoang thoảng trong phòng vẫn còn mùi nước hoa thơm xộc lên mũi làm gã nghèn nghẹn… Gã lẩm bẩm, mắt trợn lên bất lực: “Không phải lão hiệu trưởng!.

Liệu mẫu người đàn ông nào sẽ mang lại hạnh phúc thực sự cho bạn? Anh chàng bên cạnh bạn thuộc mẫu đàn ông nào?
Hãy tham khảo và nét tính cách của các mẫu anh chàng sau, để từ đó lựa chọn cho mình người bạn đời lý tưởng nhé!
 
Người đàn ông của xã hội
Anh chàng này đến và anh ta đã chinh phục đ
ược bạn. Tuy nhiên sau một thời gian bạn nhận ra rằng anh chàng này là trường hợp hy hữu của mẫu đàn ông xã hội, luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ tất cả các cô gái. Và khi bạn đến với anh chàng này bạn sẽ đứng trước nguy cơ rằng anh ta chỉ tìm kiếm những mối tình kiểu “tình một đêm”, cảm xúc của mẫu người đàn ông này cũng giống như sự quảng giao của anh ta với các mối quan hệ bên ngoài: chóng vánh. Do đó nếu bạn dành tình cảm cho anh chàng này, bạn sẽ chỉ vướng vào đau khổ mà thôi.
Người đàn ông tình cảm, lãng mạn
Khi bạn hẹn hò với mẫu đàn ông này, có thể bạn sẽ thường xuyên nhận được socola, hoa hồng và những lời khen ngợi. Điều này có vẻ như anh ấy chứng minh cho bạn thấy anh ấy toàn tâm toàn ý yêu bạn. Tuy nhiên bạn nên tỉnh táo với những cử chỉ lãng mạn đó bởi vì có thể nó sẽ khiến bạn “mắc kẹt” và đắm chìm theo một người đàn ông thiếu thực tế, không có kinh nghiệm sống và kết cục bạn sẽ có lúc bạn tự hỏi liệu anh chàng luôn sống trong trạng thái “trên mây” này có mang lại hạnh phúc cho bạn. Hãy chắc chắn rằng tất cả những cử chị lãng mạn, ngọt ngào đó không phải là tất cả trong cuộc sống của anh ấy nếu bạn không muốn cuộc đời mình sẽ giống như một con bù nhìn rơm khi sống cạnh một người đàn ông như vậy.
 
Người đàn ông lớn tuổi ngọt ngào
Người đàn ông lớn tuổi bao giờ cũng tạo cho bạn ấn tượng về vẻ chín chắn, đàng hoàng và thông thường khi quyết định tiến tới hẹn hò với bạn anh ấy thường đã xác định bạn sẽ là người anh ấy kết hôn. Khi ở bên cạnh mẫu đàn ông trưởng thành bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống và có thể bạn sẽ được nâng niu, chiều chuộng hơn so với việc bạn yêu một anh chàng đồng trang lứa. Thêm vào đó, mẫu người đàn ông này thường là những người thực sự biết làm thế nào để cho cuộc hôn nhân của mình êm ấm. Tuy nhiên một vấn đề bạn thường gặp phải ở anh chàng này là có cảm giác về khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ khác nhau!
Người đàn ông yếu đuối, bị tổn thương bởi tình cũ...
Anh chàng này là mẫu người nghèo nàn về lòng tin và tình cảm đồng thời anh ta luôn ủ rũ, yếu đuối khi gặp phải khó khăn, trở ngại. Gần như “hành lý” cuộc sống của anh chàng này được chắp vá từ những tổn thương trong tất cả các mối quan hệ: gia đình, tình yêu cũ... Và khi đến với bạn anh ta mong muốn bạn sẽ là người giúp anh ấy lấy lại lòng tin. Do đó nếu bạn quyết định đến với anh chàng này bạn cần cho anh ấy thời gian để tin tưởng bạn và điều này có thể sẽ khiến bạn mệt mỏi – bạn cần phải có kiên trì, nhẫn nại. Bạn cần là “cây chổi” để dọn dẹp mọi cảm xúc đau thương của anh ấy, là “chất keo” sẽ kết dính và hàn gắn tâm hồn anh ta.
Người đàn ông không chịu trưởng thành và lúc nào cũng là cậu bé của các bà mẹ
Với anh chàng lúc nào cũng như một cậu bé và không bao giờ chịu trưởng thành, luôn tôn thờ mẹ, liệu bạn có hy vọng gì trong việc anh ta sẽ giúp đỡ bạn trong cuộc sống gia đình về sau?! Bởi vì anh chàng này là mẫu hình chỉ biết nhận sự chăm sóc của người khác vì vậy anh ta chỉ phù hợp duy nhất với mẹ của mình. Bạn sẽ không mong đợi được bất kỳ sự hỗ trợ tinh thần nào từ mẫu người đàn ông này bởi anh ta nghĩ rằng người duy nhất cần phải được chăm sốc chỉ có mình anh ta mà thôi.
 


Gã bức bối, phóng xe lang thang trên phố chán rồi tạt vào nhà sách. Khi vừa lựa được một cuốn, gã thò tay kéo nó từ trên kệ sách thì bên kia, một bàn tay kéo ngược trở lại...
Mẹ gã đi chùa về dúi vào tay gã 3 món đồ, bà đủng đỉnh: “Từ túi quần lên đến ngực, đồng hồ thì đeo ở tay, lá bùa bình an để ở túi áo trên, chuỗi tràng hạt túi quần. Tất cả nằm bên trái. Thầy phán rồi, có vậy mới ăn nên làm ra và lấy được vợ hiền...”. Gã cười lớn: “Ôi mẹ ơi, mẹ thành cuồng tín mất rồi. Làm gì có chuyện mấy cái thứ này mà giúp con giàu, rồi lại còn lấy được vợ hiền nữa... Thời buổi này có bói cũng không ra một cô ả hơi hơi nhu mì chứ đừng nói gì là hiền đảm”. Nói rồi, gã dúi lại mấy món đồ trả lại cho mẹ. Mẹ gã trừng mắt: “Anh còn định đến bao giờ, định không để cho tôi có cháu bồng phải không. Nếu không muốn tôi bực mình thì làm đúng theo lời tôi...”. Không muốn cự cãi qua lại với mẹ, gã đành răm rắp làm theo lời mẹ.
Mẹ gã không yên tâm, mỗi sáng trước khi gã đi làm, bà đứng trước cửa điệu bộ hệt như một an ninh ở sân bay khám xét gã. Sau khi kiểm tra trên người gã có đầy đủ ba món đồ, để đúng ở những vị trí mà bà đã dặn dò gã cẩn thận thì bà mới yên tâm để gã rời khỏi nhà. Chiều về, gã lại phải đứng trước cửa để mẹ kiểm tra thêm một lần nữa... Cứ vậy suốt mấy tháng trời, để tạo cho gã thói quen coi những món đồ đó như vật bất ly thân, mẹ gã mới chịu tạm thời để cho gã yên thân. Thi thoảng bà vẫn đưa anh mắt xét nét nhìn gã để nhìn thấy gã cười méo mó trình diện: “Đầy đủ hết rồi đây ạ!”.
 
Đến một ngày, gã lờ mờ nhận thấy có vẻ kể từ lúc mang bên mình mấy món “bùa” mà mẹ gã đưa cho, công việc của gã êm xuôi và phát triển thật, mọi việc cứ lên đều đều như diều gặp gió. Ngẫm đi ngẫm lại cũng không mất gì, gã từ ép buộc chuyển sang vui vẻ tự nguyện thực thi “nhiệm vụ” cao cả mà mẹ gã giao và biết đâu đó đến một ngày, gã lại tìm được cho mình đúng một cô vợ hiền lành, ngoan ngoãn ở bên cạnh gã. Gã hy vọng, chỉ hy vọng thôi những cũng khiến gã rất vui. Dù sao với những thứ mà gã cho là cuồng tín và vô vị đó giờ đã mang lại cho gã ít nhất là sự thoải mái và thanh thản trong lòng.
Mẹ gã nóng ruột, chờ mãi vẫn không thấy bóng “dâu hiền” đâu thì nhắc nhở gã: “Anh làm ơn dứt bớt công việc, đi giao du, tìm hiểu các cô cho tôi nhờ. Cứ lù đù như chuột chù quanh nhà thế này thì muôn đời một mình rồi chết ế thôi anh ạ!”. Gã méo xẹo mặt, nào phải gã không muốn có ai đó ôm ấp, tay trong tay hẹn hò mỗi tối thứ bảy, nào phải gã kén chọn... Gã cũng nhanh mồm, nhanh miệng trông không đến nỗi tệ nhưng vài lần vừa quen được một cô nào đó ưng mắt, dẫn về cho mẹ “duyệt” thì gã toàn nhận được những cái lắc đầu ngao ngán của bà. Bà đưa ra đủ các lý do để phản đối: “Gò má cao, sát chồng”, “Tuổi hổ, chả đỡ đần được gì rồi lại ‘vồ’ chết chồng thôi”... Nhà có độc một mẹ một con, sau lần cố gắng bảo vệ tình yêu bất thành, gã cũng không muốn giữa hai mẹ con, một người khốn khổ vì “con bất hiếu không nghe lời”, một kẻ ôm đau thương, sầu muộn vì phải bỏ ngang cuộc tình.
 
Gã quyết ở vậy, làm về chui vào phòng đóng cửa nằm đọc sách, không hẹn hò quán xá, không mai mối, xem mặt. Mẹ gã ban đầu thấy gã ngoan ngoãn chịu từ bỏ “ả gái mà nó yêu” vì mình thì thấy làm vui mừng lắm. Nhưng rồi khi bà nhận ra cái bộ dạng cao ráo, bảnh bao của gã đang độ yêu đương, tán tỉnh mà lại cứ luẩn quẩn bên bà thì bà bắt đầu sốt ruột. Bà dấm dúi cho gã vài đám nhưng đám nào gã cũng lắc đầu ngán ngẩm hoặc gặp nhau được vài lần, cô nàng kia tự động rút lui vì lý do: một mẹ, một con sau này việc to việc lớn không thể đảm đương nổi. Gã chán, coi như số ế vợ nên ngoài những hôm tụ tập cafe với mấy gã bạn đã có vợ nghe chúng cao trào tâng bốc niềm vui sướng, gã đành chịu ngồi bó gối trong phòng, nghiền ngẫm hết cuốn sách này đến cuốn sách khác...
Cuối tuần, gã đi ra đi vào đụng mẹ chan chát, mẹ gã lại ca điệp khúc “lấy vợ cho tôi nhờ” khiến gã bức bối, gã phóng xe máy lang thang chán trên phố rồi tạt vào nhà sách. Khi vừa lựa được một cuốn, gã thò tay kéo nó từ trên kệ sách thì bên kia, một bàn tay kéo ngược trở lại. Gã ngước mắt nhìn qua kệ sách, một “con bé”. Thói thường, gã đã chán phụ nữ, đặc biệt là gái chưa chồng nên gã không có ý nhường nhịn, gã mạnh tay giằng lấy cuốn sách. Cô gái đó hơi bất ngờ nhưng rồi cũng nhanh chóng lấy lại được vẻ “đanh đá”. Cô trừng mắt nhìn gã: “Đồ bất lịch sự, anh không hiểu thế nào là nhường nhịn phụ nữ à...?”. Gã nghênh nghênh: “Không biết”. Cô gái đỏ lựng mặt, quay lưng bỏ đi, gã đắc chí cầm cuốn sách ra quầy thanh toán và về nhà.
Vừa vào cửa, mùi thức ăn thơm phức khiến cái dạ dày rỗng tuếch của gã quặn lên, gã toan xộc thẳng vào bếp nhưng rồi tiếng trò chuyện tíu tít của mẹ gã với một ai đó khiến bước chân gã chậm lại rồi rón rén hơn, gã ghé mắt liếc nhìn qua khe hở của cánh cửa sổ phòng bếp. Gã giật mình, “khuôn mặt đanh đá” đó giờ đang vui vẻ, lí lắt nói chuyện với mẹ gã: “Chán quá, cháu qua hiệu sách tìm được cuốn sách hay định mua tặng anh ấy, nhưng bị một gã giành mất...”, gã chột dạ nhìn xuống cái túi đựng cuốn sách mà mình đang xách ở tay. Lần này thì gã bối rối thật, gã đứng chết trân một chỗ. Hình như tim gã đang loạn nhịp khi gặp lại cô nàng đanh đá trong hiệu sách đó...
 
 

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Hờn dỗi là nét tính cách đáng yêu của phụ nữ. Nhưng quá liều, trở thành thói đỏng đảnh khiến các ông chồng hết hồn.

Trong đời thẩm phán N.M.A (Tuyên Quang) với hơn 20 năm trong nghề, từng chứng kiến không biết bao nhiêu vụ án ly hôn, nhưng có những vụ ly hôn đình đám nổi tiếng khắp tỉnh bởi tính chất bi hài của nó đọng lại trong ông những cảm xúc ám ảnh dai dẳng.
 
Lẽ thường, những phiên tòa ly hôn diễn ra chóng vánh, nhanh chóng bởi khi đã đưa nhau ra tòa, cả hai bên chẳng còn ràng buộc bất cứ thứ tình cảm nào. Từ tài sản đến con cái đều được họ phân chia rạch ròi theo đúng trách nhiệm, bổn phận cần thực hiện mà luật pháp quy định.
 
Tuy nhiên, có những vụ ly hôn đến giờ nhắc lại vẫn khiến ông cười chảy nước mắt, đằng sau đó là sự nuối tiếc cho những cặp vợ chồng một thời nên nghĩa nên duyên.
 
Cách đây chừng 3 tháng, thẩm phán A từng chứng kiến một vụ ly hôn của vợ chồng anh T, chị M. Nghe anh T trình bày, vợ anh vốn là một cô gái đỏng đảnh, từ ngày yêu nhau đã thế rồi. Nhưng anh nghĩ rằng khi lập gia đình, có con và ràng buộc nhau bởi rất nhiều thứ M sẽ trưởng thành và chín chắn hơn.
 
 
Vậy mà từ khi cưới, mới được hơn 4 năm mà tính ra khoảng gần ba chục lần cô ấy viết đơn ly dị, đòi bỏ về nhà ngoại. Khi chưa có con, M đi về một mình. Lúc có con, cô ấy ôm cả con đi, có lần T ngăn được bước chân của vợ, còn đa phần cô ấy bỏ về nhà ngoại.
 
Anh T buồn rầu: “Chúng tôi yêu nhau, điều đó tôi không hề phủ nhận nhưng phải cái khắc khẩu và ngang bướng. Hai vợ chồng không ai chịu ai”. Rồi anh đưa mắt sang nhìn chị M – người phụ nữ ngồi hàng ghế bên cạnh, mặt lạnh tanh không động đậy chút cảm xúc. Mọi chuyện càng tệ hơn khi chị M có thói quen hay duy diễn.
 
Với anh T, đó là những suy diễn hết sức vô lý, ngớ ngẩn, khó hiểu còn chị M cho rằng đó là những suy luận logic, chặt chẽ. Ví dụ một lần hai vợ chồng cùng dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc ngổn ngang bề bộn. anh T lúi húi dọn dẹp một mình còn vợ nằm ườn xem ti vi, anh có nhắc nhở nhẹ nhàng vợ, M miễn cưỡng cầm cái chổi lau nhà, đưa đi đưa lại hời hợt như phường chèo, miệng không ngừng kêu ca: “Gớm! em bảo rồi, thuê mấy bà đồng nát lau nhà cho, cần gì động tay động chân cho mệt. Hay là anh tiếc rẻ dăm ba đồng bạc. Để em trả tiền đồng nát.”, rồi cô vợ mặt mày nhăn nhó vẻ nặng nhọc.
 
Anh T muốn chủ nhật, hai vợ chồng cùng dọn dẹp nhà cửa, hoạt động một chút cho thư giãn, mà cũng toàn việc nhẹ nhàng nhưng M đây đẩy từ chối. Thời gian M kêu ca đủ dọn dẹp xong cả khối công việc, cô ấy càng nói càng khó nghe dù giọng vẫn đều đều. Thấy vợ nói nhiều trong khi làm việc hời hợt, anh T cáu nhặng lên, hai vợ chồng cãi nhau. M lôi cái vali ở góc nhà, xếp quần áo đòi về nhà mẹ đẻ.
 
Lần công ty mở tiệc liên hoan về muộn, M gọi giục tới tấp, ngại với đồng nghiệp T tắt máy. Lúc về đến nhà thấy vợ mắt sưng húp, một tay vali, một tay cầm chìa khóa cửa chờ đợi. M nức nở, nào là anh không coi đây là cái nhà nữa, không coi chị là vợ nữa, chị chẳng có vị trí nào trong cái nhà này, chị đi trả lại anh cuộc sống độc thân tự do tự tại, muốn làm gì thì làm.
 
Lúc ấy sẵn hơi men trong người, về định bụng xin lỗi vợ rồi nhưng thấy cô ấy nói nhiều quá đâm ức chế, hai vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi. Hôm ấy, cô ấy bắt taxi về nhà mẹ đẻ ngay giữa lúc 12 giờ đêm. Cả đêm T mất ngủ vì vừa lo cho vợ, phần nữa do điện thoại bố mẹ vợ gọi sang.
 
Hễ chuyện gì xảy ra, trong bất cứ sự tranh cãi nào cũng dẫn đến việc cô ấy đòi ly dị và về nhà ngoại. Thậm chí M còn in sẵn cả đống đơn ly hôn, hễ có xung đột là mang ra dọa dẫm, khống chế T. Quá mệt mỏi với cuộc sống hiện tại, lần này anh T là người chủ động gửi đơn ly hôn để chấm dứt cuộc sống ngột ngạt của hai vợ chồng.
 
Chính M cũng bàng hoàng, không ngờ chồng chị là người chủ động gửi đơn lên tòa án. Trước khi nghe kết luận cuối cùng của tòa, chị M mới lột bỏ bộ mặt lạnh lùng, khóc bù lu bù loa, nói anh T “độc ác, tồi tệ, bỏ rơi người vợ hiền, đảm đang” như chị.
 
Tòa xử anh T và chị M ly hôn đúng theo nguyện vọng của anh T. Anh trở về nhà, còn lại cô vợ đỏng đảnh ngồi khóc lóc, không ngừng trách anh bạc bẽo, vô tình mà quên rằng kết quả bi thảm thế này một phần lớn là do lỗi của chị.

Nhiều cặp vợ chồng phàn nàn tuy vẫn yêu nhau nhưng không còn những nụ hôn say đắm thuở nào...

Hôn người yêu thường say đắm
 
Môi là nơi nhạy cảm nhất ở vùng mặt và hôn môi sẽ làm trỗi dậy ham muốn tình dục. Người ta biết hôn người thân từ tấm bé và biết hôn người yêu khi đến tuổi cặp kê. Hôn « người ấy » không có mô hình mẫu, mỗi người có cách riêng và chỉ có thể nói rằng hôn sâu là sự nhập cuộc say đắm của cả 2 người.
 
Trong các kiểu hôn, hôn sâu kiểu Pháp (French kiss) là kiểu hôn ngọt ngào, nồng nhiệt, mãnh liệt nhất, bộc lộ sự ham muốn khám phá và chiếm hữu nhau của đôi bạn tình. Hôn sâu và đắm đuối sẽ giúp cho gương mặt trông trẻ hơn, rạng rỡ hơn, cũng là một cách tốt để kiểm soát stress vì não tiết ra hormon oxytocine đem lại cảm giác dễ chịu và cảm giác gắn bó nhau hơn.
 
Theo tiến sĩ Bryan Stamlord công tác ở Trung tâm Sức khoẻ thuộc Đại học Louisville, hôn còn giúp giảm cân. Một nụ hôn nồng cháy có thể đốt cháy 2 Kcalo/phút, kích hoạt quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng lên gấp đôi và vì thế, nhiều người nghĩ rằng nhịp tim tăng nhanh khi hôn nhau cũng tương tự như khi tập thể dục hay đi bộ nhanh.

Có một nghịch lý là cùng với thời gian, đặc biệt là sau nhiều năm sống chung, cho dù cuộc sống viên mãn và hạnh phúc đi nữa, không ít cặp đôi lại cảm thấy nụ hôn của họ dường như... già đi và không còn say đắm như thời trẻ.
 
Nụ hôn già vì... bị truất quyền
 
Những tưởng lẽ tự nhiên và dễ hiểu là càng trải qua nhiều năm tháng sống hạnh phúc bên nhau sẽ say nhau hơn và nụ hôn sẽ đắm đuối hơn nhưng đã có không ít người nuối tiếc, thậm chí như một lời trách móc về... nụ hôn già nua?
 
Có phải “Đã no cơm thì chán chè? Để có một lời giải thích khoa học thì phải dựa vào lý thuyết của nhà sáng lập ra khoa phân tâm học S. Freud (1856 - 1939), về bản năng tính dục.
 
Tình yêu được hình thành rất sớm và biến động suốt đời người ; là một xung lực nội tại của con người muốn có khoái cảm, muốn thoả mãn những nhu cầu sinh lý, nhu cầu cả về bản thể và tinh thần…
 
Về nhu cầu tính dục, khi bước vào tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển tới độ chín, nam và nữ có dung mạo riêng cả về thể chất và tâm lý. Khi đó, bản năng tính dục mới thực sự bừng nở, nhu cầu mạnh mẽ và đem lại khoái cảm nhất là nhu cầu quan hệ nam nữ, còn những hành vi khác như: hôn, nhìn ngắm, sờ chạm bạn tình chỉ được xem là những biểu hiện phụ, những hành vi của khúc dạo đầu. 
 
Chính ở giai đoạn thanh xuân này, tình yêu nam nữ nẩy nở, những xúc cảm và ham muốn tình dục trở nên sôi nổi nhất, lúc đầu đôi bạn tình chỉ trao nhau những cái xiết tay, ôm, hôn, vuốt ve… đem lại cảm giác dễ chịu; từ đó tạo ra những biến đổi sinh lý ở cả 2 người; và đôi khi sự hứng khởi mạnh mẽ đến mức họ sẵn sàng tiến đến hành vi giao hợp.
 

 
Cái hôn ở thời điểm này sẽ rất say đắm, khó quên vì diễn ra trong bối cảnh của tiến trình sinh lý hừng hực nhất, trong trạng thái tâm lý rạo rực nhất; nhưng rồi khoái cảm của khúc dạo đầu không thể thay thế cảm giác thoả mãn do quan hệ tình dục đem lại, dần trở thành một trải nghiệm ngọt ngào, nhạt dần theo thời gian, nhất là khi đã thành vợ chồng. 
 
Cơ sở sinh học của cái hôn đã “hết lửa” là ở chỗ “quyền lực” của nó đã bị một quyền lực khác hiệu quả hơn và đem lại khoái cảm nhiều hơn lấn át. Đến một lúc nào đó, nụ hôn tình ái có nguy cơ bị phế truất hoàn toàn hay chỉ còn là một nghi thức.
 
Một minh chứng cho điều này là hiện tượng tự kích dục ở vị thành niên thường chấm dứt sau khi đã kết hôn, cho thấy có sự thay thế khoái cảm ở mỗi giai đoạn của đời sống tính dục con người biến đổi theo tuổi tác, hoàn cảnh sống và sức khoẻ… 
 
Là diễn biến bình thường
 
Phân tích trên cho thấy đó là diễn biến bình thường và thường được chấp nhận trong cuộc sống vợ chồng. Hôn nhân mới chỉ là sự khởi đầu của tình vợ chồng, đòi hỏi cả 2 người nỗ lực không ngừng cho cuộc sống chung, luôn phải vượt qua những thách thức bất ngờ của nhiều chặng đường. Từ tình yêu sôi nổi nhưng non trẻ và nhiều mơ mộng đến tình vợ chồng trong sự đối diện những vấn đề của cuộc sống gia đình và phải thiết lập lối sống chung có trách nhiệm, hoà hợp về tình dục… để điều chỉnh, thích nghi và duy trì tình yêu đang có nhiều nguy cơ chao đảo…
 
Do vậy nụ hôn làm sao có thể tồn tại độc lập và giữ mãi được sự nồng nàn, say đắm trước bao biến đổi sinh lý – tâm lý ở mỗi người cũng như trong cuộc sống chung của 2 người.

Nhiều người nghĩ rằng cứ Tây là có tiền, điều này hoàn toàn sai lầm.

Lấy chồng Tây luôn là chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, từ chị em chưa lập gia đình vì tò mò cho đến các chị gia đình đề huề, con cái ba bốn đứa cắp nách. Chồng tôi là người Đức, tính cách của anh bao gồm tất cả những gì xấu và những gì tốt thuộc về người Đức, như người Việt Nam cũng có tính xấu và tính tốt.

Thứ nhất xét về phương diện tình cảm. Tại sao các cô gái dễ “gục“ và xúc động trước một người đàn ông nước ngoài, rất đơn giản vì ở họ ngay từ những cử chỉ bình thường đã toát ra một vẻ lịch sự và nhã nhặn, đặc biệt đối với phụ nữ, điều này họ được học ngay từ trong nhà từ các thế hệ ông cha đi trước.
 
Ảnh minh họa

Ví dụ như bố lấy áo khoác mặc vào giúp mẹ, bố nói cám ơn mẹ khi ăn một món ngon, hay cụ ông luôn dắt tay cụ bà trong khi đi phòng khi cụ bà ngã cụ ông còn kịp đỡ... Những điều này ít thấy ở đàn ông Việt Nam nên khi các cô gặp luồng gió mới sẽ rất dễ dàng bị chiếm cảm tình.

Thực sự mà nói đàn ông Tây không phân biệt đàn bà Phương Đông hiền dịu nhu mì còn đàn bà phương Tây cứng cỏi, có chăng cũng chỉ là hình thức bên ngoài, đàn bà Tây to cao hơn . Khi họ yêu là yêu chứ họ không cần biết cô ấy có biết nấu ăn hay không, cô ấy có biết là quần áo hay không, cô ấy có biết đối xử tốt với mẹ chồng hay không…?
Cho nên nếu nói đàn ông phương Tây thích con gái Việt Nam ở vẻ nhu mì đoan trang chưa chắc đã đúng.

Khi hai đứa bắt đầu yêu nhau ông xã tôi không bao giờ hỏi “Em có biết nội trợ không? cho đến khi về ở với nhau rồi tôi nói em không biết nấu cơm thì anh trả lời, không sao mình đi ăn cơm hàng. Và hầu hết đàn ông phương Tây tuy nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần lãng mạn nên cuộc sống vợ chồng thỉnh thoảng cũng được mới mẻ hơn.

Thứ hai tôi muốn nói đến đó là vấn đề kinh tế, nhiều người nghĩ rằng cứ tây là có tiền, điều này hoàn toàn sai lầm. Ở nước ngoài cho dù lao động chân tay hay lao động đầu óc đều rất vất vả nhưng thu nhập chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống, nếu biết dành dụm thì có thể dư ra một ít gọi là. Biết rằng tiền không mua được hạnh phúc nhưng muốn hạnh phúc được duy trì thì phải cần có tiền, cũng như một cái cây cần được bón phân và tưới nước.
 
Ảnh minh họa

Chồng tôi không giàu để cho tôi du lịch khắp nơi hay thỉnh thoảng lại xách về nhà một lô quần áo hàng hiệu, và tôi cũng không muốn tiêu tiền như vậy khi chồng đi làm từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối về đến nhà mệt mờ mắt. Nếu mình cũng chi tiêu chắt bóp thì sẽ dư ra một ít làm vốn riêng, nếu vung tay quá trán thì tài khoản chỉ còn là zero, thế nên mình cũng phải tự điều chỉnh bản thân, đừng có vớ cái gì thích cũng mua. Do điều chỉnh kinh tế nên chúng tôi cũng có được một căn nhà riêng nhỏ nhắn, có thể nói là công sức của cả hai vợ chồng.

Về công việc, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ ăn bám chồng mà cũng chẳng bao giờ đòi anh phải trả công cho tôi. Chồng đi làm ban ngày 8 tiếng còn tôi cũng đi làm thậm chí 12 hoặc có ngày 24 tiếng. Chồng mang tiền về nuôi cả nhà thì tôi phải chăm sóc gia đình nhà cửa, nấu nướng dọn dẹp, điều đó các ông chồng tây đều hiểu nên họ rất yêu thương vợ không chỉ vì thương hại mà còn cả tôn trọng.
 
Thứ ba đó là mối quan hệ gia đình và xã hội, đàn ông tây lấy vợ nghĩa là chỉ vợ mà thôi, bố mẹ vợ không phải bố mẹ mình nên đừng mong bố mẹ mình sẽ có một ông con rể tốt như con rể người Việt Nam. Ở Việt Nam, bố mẹ già có con cái lo, ở Đức bố mẹ già có bảo hiểm nhà nước lo. Mình là người Việt Nam nên được học cách trên kính dưới nhường, hiếu thảo với bố mẹ nhưng ở đây thì việc con cái đến thăm bố mẹ một tháng một lần cũng khiến cho các cụ mừng lắm rồi.
 
Ảnh minh họa
Người Đức quan hệ xã hội cực khép kín, đồng nghiệp là đồng nghiệp, không phải bạn. Thời gian đầu tôi như phát cuồng lên vì cô đơn nhưng bây giờ lại thấy quen với cái không gian yên tĩnh này.
Nói tóm lại, đã là con người không phải ai cũng hoàn hảo, cho dù chồng tây hay chồng Việt, cùng văn hoá hay khác văn hoá, khi đã sống với nhau thì phải biết chấp nhận những thói xấu của nhau, biết điều chỉnh mình để cũng hoà hợp mới có thể tạo nên một gia đình hạnh phúc.

“Có khi nào bạn chờ đợi buổi tối?” - Một hôm có cô bạn làm cùng văn phòng hỏi thế. Câu hỏi làm anh trưởng phòng ngẫm nghĩ về những “bữa cơm truyền hình”.
Rating: 4.5/10146 reviews
Nó vẫn được gọi là bữa cơm tối, cả nhà chẳng ai nói với ai lời nào, mỗi cái tivi nói.
 
Con cái của trưởng phòng tuy còn vị thành niên, nhưng một đứa mê Facebook, một đứa thích trò chơi trực tuyến. Chúng muốn bữa cơm tối chấm dứt càng nhanh càng tốt để chạy về phòng riêng. Trong thế giới ấy có đủ những mối giao tiếp, những bạn bè, những cuộc tranh đấu và thử thách.
Câu hỏi ấy làm những nhân viên trẻ trong phòng thở dài. Những lớp học, mấy suất làm bán thời gian, mối mang gì đó cũng đã nuốt trọn mấy giờ đẹp nhất mỗi ngày khi mà hoàng hôn tắt hẳn.
 
Nhìn những người trẻ tuổi thở dài thấy thật thương. Giấc mộng đêm hè đối với người trẻ quá dài, nào là cần bổ sung ít bằng cấp nữa, chứ thời buổi này tấm bằng cử nhân không thể là bệ phóng thăng tiến tốt. Vậy là phải làm việc gấp đôi để lo cho chặng đường lấy bằng cao học, lấy thêm các chứng chỉ đào tạo của các tổ chức nước ngoài càng tốt. Thoắt cái, một tuần đã trôi vèo chứ đừng nói một buổi tối.
Câu hỏi ấy làm mấy chị trung niên trong phòng ngơ ngác. Họ ấp úng. Còn tôi thì từ ngày cái tivi ở nhà được nối thêm sợi dây cáp, tôi có còn lại bao nhiêu thời gian đâu, nào phim kênh HBO, nào giải quần vợt quốc tế từ Madrid mở rộng đến Monte Carlo... Giải trí thế cũng là sang, vì có thể còn phải chở con đi từ trung tâm ngoại ngữ này sang trung tâm luyện thi khác.
Những dịp lễ lạt đặc biệt thì sang lắm cũng chỉ một buổi tối ở quán cà phê nhạc sống với bạn bè, với gia đình. Cả năm nay, những “buổi tối thành phố” còn bị xén mất một ít thời gian vì khá nhiều người phải ở lại văn phòng chờ hết kẹt xe.
Và thế là tất cả quay lại tấn công sếp vừa mở cửa bước vào: “Sếp ơi, có bao giờ sếp chờ đợi buổi tối không?”.
 
Sếp nở một nụ cười bao dung, các bạn thật là phiến diện, nếu như ai cũng thấy buổi tối buồn tẻ thì thành phố này có đâu cái danh vị thành phố nhiều cà phê nhất nước, thành phố nhậu nhất nước.
Nói thế nhưng chắc sếp đang tự hỏi mình đã đánh mất những buổi tối vào việc gì nhỉ? Và người ta nên làm gì vào buổi tối, có nên thỉnh thoảng gọi điện thoại cho vợ bảo hôm nay chúng mình bỏ nhà đi bụi một bữa, lên tận trên đỉnh... cao ốc kia vừa ăn vừa ngắm thành phố trong đêm không? Nhưng cơn cao hứng mới chớm lóe đã lụi tàn vì nghĩ đến đoạn trường tìm chỗ đậu xe.
Sếp nhớ ông bạn kiến trúc sư một lần gọi điện rủ chạy ra Phan Thiết chơi một đêm. Sếp tự kiểm điểm lại các tình huống có thể xảy ra khi có một buổi tối hiếm hoi không phải tiếp đối tác, bạn hữu, không phải hớt hải chạy về giải quyết chuyện mấy đứa con, không thấy ham mê gì khi đọc tin nhắn của mấy ông bạn thân rủ gầy sòng bài! Sếp đặt ra khả năng hay là vào nhà sách mua cái cuốn gì đó hôm trước thấy giới thiệu trên báo. Sếp gạch thêm cái đầu dòng thứ hai với tình huống về nhà chở vợ con đi mua sắm ở Parkson.
Và sếp thở dài, như tất cả các nhân viên trước đó đã thở dài: Mình không muốn làm gì hết, mình chỉ muốn ngả lưng xuống cái giường quen thuộc sớm hơn mọi ngày. Mình không biết phải thích một buổi tối như thế nào nữa, phải chờ đợi nó với cảm giác gì nữa. Hình như từ quá lâu thành phố này đã đánh cắp những buổi tối của mình mất rồi!

Ăn mặc nhếch nhác, mặt thất thần, cô gái trẻ chân bước vào phòng tư vấn nhưng mắt vẫn dáo dác nhìn sang đường. Ở đó, có cây si đã theo đuổi cô 6 năm đang ngó nghiêng tìm kiếm.

Hải Vân (28) tuổi cho biết, đến gặp chuyên gia tâm lý, cô đã phải cải trang từ một cô gái xinh đẹp, hiện đại thành người lôi thôi, xấu xí để qua mắt kẻ vẫn nói yêu em nhất cõi đời.
Theo lời kể của cô kế toán một công ty về may mặc ở Hà Nội này thì suốt 6 năm qua, cô không được sống một ngày yên ổn vì bị... theo đuổi. Anh chàng này học trên cô một khóa và đã ngỏ lời yêu cô khi học năm thứ 3 đại học. Khi ấy, cô thuộc nhóm hoa khôi trong trường, xinh đẹp, học giỏi nên được nhiều người để ý. Vì không có cảm tình, cô thẳng thắn từ chối và tỏ thái độ ghét ra mặt khi thấy anh ta hay săn đón mình. Những tưởng chàng trai kia sẽ nản lòng mà bỏ cuộc, thế nhưng cô càng xua đuổi, chửi mắng thì anh ta càng đeo bám.
Ngày nào người con trai này cũng gọi điện, nhắn tin với những lời lẽ si mê, rồi thình lình xuất hiện ở những chỗ Vân tới. Khi đã ra trường, đi làm, anh ta còn bỏ cả chỗ làm để dành toàn bộ thời gian lẵng nhẵng bám theo cô. Anh ta còn nói với mọi người rằng mình là người yêu của cô và dọa dẫm tất cả chàng trai nào muốn tiếp cận Vân.
Cuộc sống của tôi như địa ngục, tôi không biết phải làm sao nữa. Tôi rất nhiều lần nói không bao giờ yêu anh ta nhưng anh ta cứ vờ như không nghe thấy. Tôi đã nhờ bạn bè đến gặp, nói chuyện, thậm chí dọa nạt nhưng anh ta vẫn không thay đổi., Vân thổ lộ.
Cũng gặp phải một anh chàng dai như đỉa, Trúc, chủ một quán cà phê gần chợ Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, mất ăn mất ngủ mấy tháng nay vì bị quấy rối. Trúc cho biết, khi mới quen, cô rất thiện cảm với Đại. Thế nhưng, sau hai tháng hẹn hò, cô thấy anh chàng này hay nói dối và không đáng tin nên muốn kết thúc mối quan hệ. Thế nhưng, Đại không chấp nhận. Ngày nào Đại cũng tìm tới quán của Trúc ngồi hàng giờ, nếu cô tránh mặt, anh ta sẽ không ngừng nhắn tin, gọi điện.
5 tháng rồi anh ta cứ theo em như bóng với hình. Em phải nhờ người bạn tới trông nom quán hộ vì không muốn gặp anh ta. Nhưng nhiều khi em sốc nặng khi thấy anh ta lù lù xuất hiện lúc em đang đi ăn với bạn, trên đường hay trước cửa nhà người thân em tới chơi, Trúc kể.
Cô cho biết, ban đầu Đại còn kết thân với bạn bè, những nhân viên phục vụ trong quán của cô và luôn tỏ ra rất đáng thương vì bị Trúc phụ tình, khiến những người này quay ra trách móc cô. Về sau, khi cũng quá chán với những màn kể khổ của Đại, mọi người lảng tránh thì anh ta chơi bài lỳ mặt. Hiện tại, Trúc phải chuyển chỗ ở, nhưng không thể bỏ công việc kinh doanh nên mỗi lần tới quán, cô phải cải trang, trùm mặt kín mít, đi xe ôm, đến nơi thì ẩn mình trong phòng quản lý.
Chuyên gia tâm lý Minh Hoa, đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM, cho biết, chuyện các cô gái trẻ bị bám đuôi dai dẳng khá phổ biến trong cuộc sống. Bản thân bà từng tư vấn rất nhiều ca như vậy. Bị những cái đuôi đeo bám, các cô gái luôn cảm thấy stress, mệt mỏi, công việc và cuộc sống đều đảo lộn, nhiều người còn lỡ dở cả đường tình duyên.
Theo bà Minh Hoa, thường những người đàn ông đeo bám này vì si tình thì ít mà vì vì tự ái thì nhiều. Không ít người khi bị từ chối hay đụng tới sĩ diện, quyết theo đuổi bằng được để chứng tỏ bản thân hay chỉ cho bõ tức. Bởi thế mới có chuyện, có người tìm đủ mọi cách để chinh phục cô gái, không từ bị mắng nhiếc, xua đuổi, nhưng khi người nữ gật đầu thì họ lại quay 180 độ, tỏ ra hờ hững, thậm chí đối xử tệ bạc.
Nhà tâm lý Minh Hoa cho biết, để tránh gặp phải điều này, với những người mình không yêu, ngay từ đầu các cô gái cần thể hiện thái độ dứt khoát nhưng mềm mỏng, tế nhị, tuyệt đối không được xúc phạm họ. Có những cô gái dù không thích nhưng lại ỡm ờ, dùng dằng khiến người kia lầm tưởng và sau đó thất vọng, sinh cay cú. Ngược lại, một số bạn khác tỏ thái độ gay gắt, thậm chí sỉ vả, xua đuổi, làm tổn thương lòng tự trọng của người nam, khiến họ muốn... trả thù. Tất nhiên, cũng không loại trừ trường hợp có thể cô gái không may quen phải những anh vốn tính ích kỷ, hay thuộc hàng Chí Phèo.
Theo chuyên gia, khi đã trong cảnh bị đeo bám quá mức, người phụ nữ càng cần khéo léo tế nhị để... cắt đuôi. Tất nhiên, tùy từng trường hợp, từng tính cách của đối tượng mà cư xử. Với một số người, việc tránh mặt, không nghe điện thoại hay trả lời tin nhắn... sẽ hiệu quả, nhưng với những người khác lại cần biện pháp khác, như mượn tạm một người thân (phải đủ tin cậy) vờ làm người yêu để anh chàng kia ngãng ra. Tuy nhiên, với một số cây si quá lỳ lợm, thậm chí hung tợn, thì có thể cần phải nhờ tới người thân, bạn bè can thiệp, thậm chí, có trường hợp phải thuê vệ sĩ bảo vệ, hay báo công an.
Nhà tâm lý chia sẻ, có một khách hàng của bà - là cô sinh viên năm hai, bị một anh Chí Phèo để ý và đeo bám. Cô gái quyết liệt từ chối thì anh này càng tấn công mạnh, thậm chí còn ôm cô trên đường và dọa dẫm sẽ giết nếu cô không đáp lại tình cảm. Khi cô kêu cứu, mọi người xung quanh dừng lại thì anh này hô rằng cô là vợ anh và không ai được can thiệp vào chuyện gia đình mình khiến tất cả bỏ đi.
Với trường hợp này, nhà tham vấn phải khuyên cô gái cần có người luôn ở bên bảo vệ, đồng thời, nếu bị anh ta đe dọa bất ngờ, cần kêu cướp cướp để mọi người ứng cứu. Khi cô gái thổ lộ ý định sẽ tới cơ quan nhờ công ty đuổi việc anh này, nhà tâm lý khuyên không nên làm vậy, vì khi bị dồn vào đường cùng, anh ta sẽ càng hung dữ và có cớ để phá phách. Sau này, bằng cách nói chuyện mềm mỏng, rồi nhờ chính người thân của anh kia thuyết phục cái đuôi đã tự động bỏ cuộc.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013


Nhờ những bản nhạc của nghệ sĩ tài ba Stevie Wonder mà Tổng thống Barack Obama đã có cơ hội để hẹn hò với Michelle Obama, vì lí do này mà Obama đã gọi Stevie Wonder là gười hùng âm nhạc của cuộc đời mình.
Trong một buổi lễ trang trọng tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama trao cho Steive Wonder giải thưởng Library of Congress Gershwin, đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho dòng nhạc Pop tại Mỹ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Obama cho biết âm nhạc của Stevie đã trở thành niềm đam mê của cuộc đời ông từ khi còn trẻ, và ông e rằng Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama đã không hẹn hò với ông nếu ông không phải là một fan hâm mộ của nghệ sĩ tài ba này.
“Tôi nghĩ sẽ là công bằng khi cho rằng Michelle có lẽ đã không hẹn hò với tôi và chúng tôi đã không kết hôn nếu tôi không phải là một fan hâm mộ của Stevie Wonder”, ông Obama nói.
Được biết, lễ cưới của Obama và Michelle đã sử dụng bản nhạc “You and I” của Stevie làm nhạc nền, và bài hát “Signed, Sealed, Delivered” cũng thường xuyên được sử dụng trong giai đoạn tranh cử của ông Obama.
“Nếu tôi có một anh hùng âm nhạc, đó phải là Stevie Wonder”, ông Obama nói.
Kể từ khi bắt đầu kí hợp đồng với Hãng thu âm nổi tiếng Motown lúc 11 tuổi, Stevie Wonder đã bán được hơn 70 triệu bản và trở thành một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của nước Mỹ và thế giới.

Xuất hiện từ giáng sinh năm ngoái, cho thuê người yêu nhanh chóng hút khách và chiếm được cảm tình của những người độc thân.
Cho thuê người yêu, bạn gái đi chơi đêm Noel được đánh giá là một trong những dịch vụ độc đáo nhất mùa Giáng sinh này. Xuất hiện từ giáng sinh năm ngoái, cho thuê người yêu nhanh chóng hút khách và chiếm được cảm tình của những người độc thân.
Giảm giá để hút khách
Dịch vụ có cái tên khá nhạy cảm này thực chất chỉ là một buổi vui chơi, nói chuyện thân mật. Người được thuê chỉ đơn thuần đi chơi, trò chuyện, đón giáng sinh cùng khách hàng. Khách hàng sử dụng dịch vụ đều được kí kết hợp đồng cụ thể.
Trong hợp đồng có các điều khoản quy định về hành vi của khách hàng như không được xâm hại đến thân thể, tinh thần, ép buộc người thực hiện công việc theo hợp đồng uống rượu, chất kích thích, cầm tay, ôm, hôn, Nguyễn Xuân Thiện (Tổng giám đốc công ty Vinamost - doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu tại Việt Nam) chia sẻ.
Người thực hiện công việc hẹn hò với khách hàng đều phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định như có ngoại hình đẹp, biết giao tiếp, có trình độ học vấn và ưu tiên những người biết ngoại ngữ. Trong đó, nam cao từ 1,7 đến 1,9 m, nặng 55 kg đến 80 kg, nữ cao 1,55 đến 1,85 m, nặng 45 kg đến 65 kg.
Vào những ngày nghỉ lễ, nhu cầu tìm bạn để vui chơi, trò chuyện của những người độc thân cao nên số lượng người sử dụng dịch vụ cũng tăng vọt gấp 2-3 lần so với ngày thường. Để kích cầu, Vinamost quyết định giảm 40-50% giá dịch vụ so với năm ngoài.
Trung bình khách hàng phải trả 1 triệu đồng cho 2-3 giờ hẹn hò. Sử dụng gói dịch vụ khuyến mại đêm Noel khách hàng chỉ phải trả từ 800.000 - 1.500.000 cho 6-7 giờ hẹn hò đêm Noel. Thông thường hợp đồng sẽ kết thúc trước 22 giờ, riêng dịp Noel sẽ kéo dài đến 1 giờ sáng, Nguyễn Xuân Thiện cho biết thêm.
Giá của gói dịch vụ này khá cao nên khách hàng chủ yếu vẫn là giới doanh nhân, văn phòng đã có thu nhập ổn định độ tuổi từ 28-35. Sinh viên và những người có thu nhập thấp hầu như chưa có điều kiện sử dụng dịch vụ này. Nhu cầu tìm bạn của sinh viên cũng rất cao nên dịp Giáng sinh này, gói dịch vụ sẽ giảm tới 70% cho sinh viên.
Dịch vụ cho thuê ông già Noel đắt khách
 
Anh Thẩm Thế Hoàn (Nhân viên Công ty du lịch Ami Tour) cho biết năm ngoái công ty anh nhận được gần 1000 đơn hàng cho gói dịch vụ ông già Noel chuyển quà. Đúng ngày Noel (24/12) vẫn nhiều khách hàng gọi đến công ty yêu cầu nhưng vì quá gấp nên công ty không thể đáp ứng.
 
Phí dịch vụ Ông già Noel chuyển quà năm nay tăng nhẹ so với năm ngoài từ 5-10%
 
Khởi động gói dịch vụ sớm vừa để công ty dễ dàng điều phối công việc vừa tạo điều kiện cho khách hàng thoải mái đăng kí và lựa chọn các gói dịch vụ. Nhiều khách hàng lo ngại tình trạng quá tải như năm ngoái nên cũng đăng kí sớm, anh Hoàn nói.
 
Cách thức đăng kí sử dụng dịch vụ khá đơn giản, phần đông là đăng kí qua điện thoại và internet. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đến tận nơi nhận quà rồi chuyển đến tay người nhận theo yêu cầu của người gửi. Người gửi thanh toán cước dịch vụ trực tiếp hoặc chuyển khoản.
Theo khảo sát của PV, phí dịch vụ Ông già Noel chuyển quà năm nay tăng nhẹ so với năm ngoài từ 5-10%. Tùy thuộc vào quãng đường đi và khung thời gian ông già Noel xuất hiện mà tính phí. Riêng đêm cận Noel 24/12 một số nhà cung cấp đưa ra khung giá cao hơn so với mức bình thường.
Hiện tại, giá dịch vụ chuyển một món quà trong nội thành Hà Nội có giá dao động từ 50 - 90.000 đồng/lượt. Chuyển ra ngoại thành, chuyển vào giờ vàng 19h30 đến 22h đêm 24/12 sẽ phụ thu từ 20-50.000 đồng/lượt.
Ngoài ra còn có các gói dịch vụ khác như Giao lưu với ông già Noel dành cho lớp mẫu giáo và cấp I với giá dao động từ 250-500.000 đồng/lớp/45-60 phút giao lưu. Ông già Noel và thiên thần tuyết giao lưu với bé có giá 80-200.000 đồng/bé/15-20 phút giao lưu.
Việc tăng giá dịch vụ được nhiều nhà cung cấp lý giải là do giá vàng và giá cả các dịch vụ khác đều tăng. Đặc thù của công việc là chuyển quà vào ngày lễ, thêm nữa nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng ông già Noel sẽ phải chạy sô. Giá cả các mặt hàng đều tăng nên chúng tôi tăng giá dịch vụ để đảm bảo khách hàng được phục vụ tốt nhất, anh Hoàn nói.
Dân không chuyên nhập cuộc
Bên cạnh những dịch vụ do các công ty chuyên nghiệp cung cấp, nhiều sinh viên cũng hăng hái nhập cuộc kinh doanh làm cho thị trường dịch vụ giáng sinh thêm sôi động.
Cung cấp quà tặng bằng đồ handmade (làm thủ công) là hình thức kinh doanh phổ biến nhất của sinh viên. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại, bao gồm các mặt hàng như thiệp có giá từ 15-25.000đồng/chiếc, hộp quà từ 30-50.000đồng/hộp, găng tay len từ 40-60.000đồng/đôi, khăn quàng cổ từ 50-100.000đồng/chiếc, móc khóa từ 12-20.000/chiếc,...
Quà handmade hướng đến những người thích đồ độc nên mỗi mẫu chỉ làm với số lượng có hạn. Chúng mình chủ yếu nhận đơn đặt hàng của khách rồi làm theo yêu cầu, mất rất nhiều thời gian. Có khi ngồi cả buổi chiều mới làm xong một cái hộp quà bằng giấy nên giá cả như vậy là khá hợp lý, Nguyễn Hà Mi (Đại học Mỹ thuật Hà Nội) nói về dịch vụ quà tặng của mình.
 
Dù mới khởi động được vài ngày nhưng dịch vụ quà tặng của Mi đã nhận được kha khá đơn đặt hàng. Mi dự đoán, khoảng một tuần nữa số lượng đặt hàng sẽ tăng lên khi không khí mua sắm giáng sinh bắt đầu sôi động.
Design by Hao Tran -